Công Ty Đơn Phương Chấm Dứt HĐLĐ

Chủ đề   RSS   
  • #547069 26/05/2020

    Lethuyhoangvan89

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Công Ty Đơn Phương Chấm Dứt HĐLĐ

    Kính chào các Anh /chi,

    Tôi ký hdld 1 năm với công ty A ngày 12/4/2020 Với chức danh chuyên viên tuyển dụng

    Ngày 01/4/2020 bà M trưởng phòng tổ chức thông báo miệng cho tôi nghỉ việc ở nhà vì dịch (hưởng lương tối thiểu vùng). Cả phòng chỉ có 1 mình tôi bị như vậy

    Ngày 25/5/2020 tôi lên công ty và đươc thông báo là công ty sẽ chấm dứt hdld với tôi kể từ 29/6/2020 theo điều 38 khoản 1 bộ luật lao động mà không có sự đồng ý hay thỏa thuận với tôi. 

    Kính hỏi các anh / chị, công ty có thể đơn phương chấm dứt hdld với tôi hay ko ? Tôi có thể khởi kiện để giành quyền lợi ở đâu và được đền bù bao nhiêu ?

    Rất mong được các anh chị tư vấn ! Xin cảm ơn !

     

     
    1185 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lethuyhoangvan89 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #547080   26/05/2020

    Căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 thì:

    Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    ...

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;[...]

    Và căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì:

    Điều 12. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

    ...

    2. Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Do địch họa, dịch bệnh;

    b) Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

     

    Căn cứ những quy định trên, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

    Lúc này, để đơn phương chấm dứt ợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được việc đã thực hiện mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc, cắt giảm nhân sự,...

    Đồng thời, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động còn phải đáp ứng yêu cầu về thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

    Hợp đồng không xác định thời hạn: ít nhất 45 ngày

    Hợp đồng xác định thời hạn: ít nhất 30 ngày.

    Theo trường hợp của bạn,việc công ty không báo trước mà cho nghỉ việc thì công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Lúc này, bạn có thể khởi kiện yêu cầu nhận lại làm việc, nếu công ty không muốn nhận lại làm việc thì phải bồi thường theo thỏa thuận giữa hai bên.

     
    Báo quản trị |  
  • #553762   31/07/2020

    Lethuyhoangvan89 viết:

    Kính chào các Anh /chi,

    Tôi ký hdld 1 năm với công ty A ngày 12/4/2020 Với chức danh chuyên viên tuyển dụng

    Ngày 01/4/2020 bà M trưởng phòng tổ chức thông báo miệng cho tôi nghỉ việc ở nhà vì dịch (hưởng lương tối thiểu vùng). Cả phòng chỉ có 1 mình tôi bị như vậy

    Ngày 25/5/2020 tôi lên công ty và đươc thông báo là công ty sẽ chấm dứt hdld với tôi kể từ 29/6/2020 theo điều 38 khoản 1 bộ luật lao động mà không có sự đồng ý hay thỏa thuận với tôi. 

    Kính hỏi các anh / chị, công ty có thể đơn phương chấm dứt hdld với tôi hay ko ? Tôi có thể khởi kiện để giành quyền lợi ở đâu và được đền bù bao nhiêu ?

    Rất mong được các anh chị tư vấn ! Xin cảm ơn !

     

     

     
    Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độn của người sử dụng lao động thì bạn có thể xem quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động 2012 như sau:
    Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
    ...
    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
    ...
    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
    a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
    c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”
    => Lý do bất khả kháng ở đây bao gồm cả trường hợp dịch bệnh.
    => Theo đó khi đã đáp ứng điều kiện thì bên công ty chỉ cần thực hiện thông báo trước theo thời hạn nêu trên là được mà không cần sự đồng ý của người lao động. Khi đó công ty vẫn được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật. Công ty chỉ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc tương ứng với thời gian không có đóng bảo hiểm thất nghiệp chứ không phải bồi thường gì.
    Tuy nhiên, vấn đề ở đây là quy định yêu cầu vì dịch bệnh mà công ty buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc dù đã tìm mọi biện pháp khắc phục. Theo mình, nếu thực sự vì lý do này thì sẽ dẫn đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với nhiều người. Chứ nếu nói thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc mà chỉ cắt giảm đối với một người thì nó lại không phù hợp. Trường hợp này bạn có thể xem xét thực hiện việc khởi kiện vì công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật thì công ty có trách nhiệm phải bồi thường theo Điều 42 Bộ luật lao động 2012, tùy vào việc bạn có đồng ý vào lại công ty làm hay không mà mức bồi thường khác nhau.
     
     
    Báo quản trị |