Công ty có được chuyển NLĐ làm công việc khác với công việc thỏa thuận trong HĐLĐ hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #605858 04/10/2023

    nitrum01
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (339)
    Số điểm: 2934
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 50 lần


    Công ty có được chuyển NLĐ làm công việc khác với công việc thỏa thuận trong HĐLĐ hay không?

    Công ty tôi đang làm việc tự ý chuyển đổi công việc và hạ lương của tôi có được không? Sau khi công ty tự ý chuyển tôi làm công việc khác thì tôi không đồng ý, công ty bắt tôi nghỉ việc có được không?

    Thứ nhất, về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

    Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 đề cập khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.
     
    Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản. Tuy nhiên, người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
     
    Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
     
    Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
     
    Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.
     
    Như vậy, theo quy định trên thì chuyển người lao động làm công việc khác là quyền của công ty nhưng phải thực hiện trong thời hạn được giới hạn và phải quy định rõ những trường hợp nào công ty được quyền chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. 
     
    Thứ hai, việc tự ý nghỉ khi không đồng ý về việc chuyển người lao động làm công việc khác
     
    Theo quy định tại điểm a, điểm d, điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có đề cập về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong một số trường hợp:
     
    - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
     
    - Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này.
     
    - Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
     
    Liên quan đến trường hợp này công ty chỉ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi thuộc những trường hợp đề cập trên liên quan đến việc chuyển người lao động làm công việc khác. Trường hợp công ty không viện dẫn được các quy định trên thì đây được xem là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Theo nghĩa vụ phải nhận người lao động trở lại làm việc theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động.
     
    67 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận