Công ty chấm dứt Hợp đồng lao động, nhưng cho ký lại với công ty khác cùng chủ

Chủ đề   RSS   
  • #197648 29/06/2012

    ngocvannguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công ty chấm dứt Hợp đồng lao động, nhưng cho ký lại với công ty khác cùng chủ

    Thưa Luật sư,

    Hiện em đang làm công ty A Hợp đồng ký từ 1/2/2012 đến 31/01/2013, Nhưng Công ty A đơn phương chấm dứt HĐLĐ với em và nói em ký HĐLD với cty B ( Cty A và B cùng 1 chủ, nhưng trên pháp lý thì không có quan hệ gì với nhau ) Em không đồng ý và công ty vẫn làm quyết định cho em nghỉ việc, và giờ cty kêu em làm đơn xin thôi việc, nhưng em chưa làm. như vậy Luật sư cho em biết trường hợp em có được nồi thường HĐLĐ không và mức bồi thường là như thế nào. Em cảm ơn

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 10/07/2012 03:07:55 CH
     
    2756 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #197663   29/06/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17455
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


                   Chào bạn! Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

                   Người sử dụng lao động chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động

    Điều 38
    1- Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
    A) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;
    B) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;
    C) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;
    D) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
    Đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.
    2- Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
    3- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
    A) ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
    B) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
    C) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng."
     
    Như vậy chiếu theo quy định trên việc lý do công ty bạn đưa ra không hợp lý "chấm dứt HĐLĐ với em và nói em ký HĐLD với cty B ( Cty A và B cùng 1 chủ, nhưng trên pháp lý thì không có quan hệ gì với nhau "), sau đó ép  bạn viết đơn xin nghỉ việc vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của người lao động. Do vậy trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì công ty bạn phải bồi thường cho bạn theo quy định tại Điều Khoản 1 41 Bộ luật lao đông
    "Điều 41
    1- Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
    Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật này.
    Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
    Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của công ty bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân quận/huyện nơi công ty đó đặt trụ sở.
    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 10/07/2012 03:08:12 CH

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |