Công nhân làm việc trong xưởng sản xuất sơn thì cần bảo đảm an toàn về gì?

Chủ đề   RSS   
  • #607975 05/01/2024

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Công nhân làm việc trong xưởng sản xuất sơn thì cần bảo đảm an toàn về gì?

    Trong các nhà máy sản xuất nước sơn là một môi trường tương đối độc hại đối với công nhân tiếp xúc trực tiếp. Vì lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, vậy công nhân làm việc trong xưởng sản xuất sơn thì cần bảo đảm an toàn về gì?
     
     
    1. Yêu cầu chung về an toàn trong công việc sơn
     
    Được quy định cụ thể tại Mục 1 TCVN 2292:1978 quy định chung về an toàn trong công việc sơn được thực hiện như sau:
     
    - Việc nghiên cứu, tổ chức và thực hiện các quá trình sơn phải theo đúng quy định của TCVN 2288: 1978 và tiêu chuẩn này.
     
    - Quá trình sơn phải đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu sau:
     
    + Chuẩn bị bề mặt của vật được sơn bao gồm: cạo. rỉ, tẩy lớp sơn cũ, khử dầu mỡ và bồi đắp những chỗ bị gỉ ăn mòn;
     
    + Phun quét các loại vật liệu sơn kể cả việc chuẩn bị pha chế sơn, cọ rửa làm sạch các thùng lường, thùng chứa, các thiết bị sản xuất, các dụng cụ và phương tiện bảo vệ;
     
    + Sấy khô màng sơn và làm chảy sơn bột để tạo màng;
     
    + Gia công bề mặt màng sơn (mài, đánh bóng).
     
    - Khi tiến hành công việc sơn phải loại trừ khả năng cháy, nổ trên các thiết bị công nghệ (buồng sơn, máy móc, dụng cụ), trong các gian sản xuất, ở bãi sơn ngoài gian sản xuất, đồng thời phải loại trừ hoặc làm giảm các yếu tố nguy hiểm và có hại trong trong sản xuất giới hạn cho phép. Cụ thể:
     
    + ồn, rung và siêu âm phát sinh trong quá trình chuẩn bị bề mặt vật được sơn cũng như khi thiết bị thông gió hoạt động;
     
    + Bụi và khí trong không khí;
     
    + Nhiệt độ của sơn, của dung môI rửa và khử dầu mỡ, của hơi và khí, của các phần trên thiết bị và vật được sơn;
     
    + Độ ẩm, nhiệt độ và sự lưu chuyển của không khí ở chỗ tiến hành sơn, trong phân xưởng sơn, buồng sơn;
     
    + Những phần dẫn điện không được bảo vệ trên thiết bị chuẩn bị bề mặt, thiết bị sơn điện và sơn điện di động, thiết bị sấy;
     
    + Sự ion hóa không khí ở khu vực sơn điện;
     
    + Cường độ điện trường và điện tích tĩnh điện phát sinh khi tiến hành sơn trong điện trường tĩnh điện, khi chuyển sơn theo đường ống, khi khuấy, rót và phun sơn;
     
    + Các bức xạ tử ngoại, hồng ngoại, alta, bêta, guma, rơn ghen phát sinh khi thiết bị sơn điện hoạt động;
     
    + Chuyển động của máy và những bộ phận chuyển động của thiết bị sơn không được bảo vệ, cũng như sự di chuyển của vật được sơn;
     
    + Thành phần độc hại trong các loại sơn và những thành phẩm khác ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
     
    + Các tia sơn xì ra do thiết bị sơn bằng áp lực bị hở.
     
    2. Yêu cầu đối với quá trình công nghệ sơn
     
    Căn cứ Mục 2 TCVN 2292:1978 quy định đối với yêu cầu đối với quá trình công nghệ sơn như sau:
     
    - Công việc sơn cần được tiến hành trong các phân xưởng sơn, buồng sơn, trong các thiết bị chuyên dùng hoặc ở bãi sơn. ở đó phải có các thiết bị thông gió (hết chung và hết cục bộ) và các phương tiện phòng chống cháy.
     
    Tại các thiết bị sơn, buồng sơn phải có biện pháp cách ly không cho các chất độc hại trong sơn tỏa ra môi trường chung quanh.
     
    + Hệ thống thông gió hết cục bộ tại buồng sơn, bãi sơn (phun sơn bột), trên thiết bị mài bóng bề mặt màng sơn (mài khô) phải có thiết bị lắng để không làm tắc đường ống dẫn gió, đồng thời phải có khoá liên động để đảm bảo sao cho chỉ phun ra khi thiết bị thông gió đã hoạt động.
     
    + Khi tiến hành sơn phía trong các ngăn, mặt trong tàu thuỷ, toa xe, máy bay các vật được sơn có dung tích lớn, phải có thiết bị thông gió cục bộ.
     
    + Đối với những vật lớn có thể tiến hành sơn trực tiếp tại chỗ lắp ráp mà ở đó không có thiết bị thông gió chuyên dùng, phải thực hiện các yêu cầu sau:
     
    a. Khi tiến hành sơn phải ngừng các hoạt động khác ở chung quanh;
     
    b. Dùng thiết bị thông gió chung để làm thoáng buồng sơn;
     
    c. Sử dụng dụng cụ và phương tiện bảo vệ đường hô hấp cho thợ sơn;
     
    d. Có biện pháp phòng chống cháy nổ.
     
    - Khi thiết kể phân xưởng mới, cải tạo phân xưởng cũ, cờ khí hoá và tự động hoá quy trình công nghệ sơn phải loại trừ hoặc làm giảm tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
     
    - Khi nghiên cứu và thực hiện các quy trình công nghệ sơn, phải có biện pháp hoà, thu góp sơn và các hóa chất vương vãi, đồng thời phải có biện pháp xử lý nước nhiễm độc và bụi khí trước khi thải ra ngoài.
     
    - Khi cung cấp nguyên vật liệu (dung dịch khử dầu mỡ, dung dịch rửa, các loại sơn) không khí nén, nhiệt năng, điện năng tới các bộ phận của thiết bị sơn cố định, trang bị các phương tiện bảo vệ cần thiết cho công nhân. Đối với thiết bị công nghệ có dung tích lớn hơn lm3, phải có bộ phận xả chất lỏng khi xảy ra sự cố.
     
    - Khi sử dụng những loại sơn có chất phóng xạ, phải tiến hành theo đúng các quy định về vệ sinh và an toàn đã ban hành.
     
    3. Yêu cầu đối với công nhân viên làm việc trong xưởng sơn
     
    - Tất cả những người trước khi vào làm các công việc có tiếp xúc với sơn đều phải qua khám sức khỏe sơ bộ và sau đó phải được kiểm tra định kỳ theo quy định.
     
    - Công nhân, kỹ sư, kỹ thuật viên trước khi vào làm việc có tiếp xúc với sơn đều phải qua huấn luyện, được hướng dẫn và kiểm tra kiến thức về kĩ thuật an toàn đồng thời phải nắm được:
     
    + Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất có liên quan đến công việc mình sẽ làm, các chất độc hại trong thành phẩm của vật liệu sẽ sử dụng, tính chất và tác dụng của chúng đối với cơ thể con người;
     
    + Trình tự công việc sẽ thực hiện và tình hình nơi làm việc của mình;
     
    + Kỹ thuật an toàn và vệ sinh sản xuất, kỹ thuật phòng chống cháy;
     
    + Các phương pháp cấp cứu;
     
    + Các quy tắc vệ sinh cá nhân;
     
    + Các quy tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.
     
    Công nhân viên phải được hướng dẫn lại và kiểm tra kiến thức kĩ thuật an toàn ít nhất một năm một lần.
     
    - Mỗi lần thay đổi quy trình công nghệ, thay đổi thiết bị, thay đổi điều kiện làm việc cũng như sau mỗi lần vi phạm quy tắc an toàn, ngoài kế hoạch huấn luyện định kỳ phải tổ chức hướng dẫn thêm công nhân về an toàn lao động và kỹ thuật phòng chống cháy.
     
    544 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (02/02/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận