|
Công điện 16/CĐ-TTg: Tập trung đẩy mạnh triển khai nâng cấp các tuyến cao tốc phân kỳ
|
Ngày 21/02/2024 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký xác nhận ban hành Công điện số 16/CĐ-TTg chỉ đạo các cá nhân và cơ quan liên quan đẩy nhanh việc triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc theo quy mô phân kỳ.
(1) Mục tiêu và thực trạng
Cụ thể, tại Công điện 16/CĐ-TTg, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ ra mục tiêu cũng như thực trạng của các tuyến cao tốc phân kỳ như sau:
Phát triển hệ thống đường cao tốc là một trong những đột phá chiến lược được xác định tại Đại hội XIII của Đảng, với mục tiêu hướng đến mục tiêu 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 1900 km đường cao tốc đang được đưa vào triển khai và dự kiến đạt được 3000 km vào năm 2025.
Tuy nhiên, nhu cầu vốn cho hệ thống cao tốc là rất lớn trong khi nguồn lực của nước ta còn nhiều hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng. Bộ Giao thông vận tải và các địa phương đề xuất xây dựng các tuyến đường cao tốc theo quy mô phân kỳ. Việc khai thác các tuyến cao tốc phân kỳ tuy góp phần giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông như ùn tắc hay gần đây nhất là vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn ngày 18/02/2024.
(2) Nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân, cơ quan
Để đạt được những mục tiêu đề ra, đồng thời khắc phục được những tồn tại, hạn chế, đồng thời tăng cường an toàn cho người tham gia giao thông trên các tuyến cao tốc như đã đề cập tại mục (1). Qua Công điện số 16/CĐ-TTg, Thủ tướng xác định nhiệm vụ cụ thể của cá nhân, cơ quan như sau:
Cá nhân, Cơ quan
|
Nhiệm vụ cụ thể
|
Phó Thủ tướng
Trần Hồng Hà
|
Trực tiếp chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Công điện này nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ.
|
Văn phòng Chính phủ
|
Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà các vấn đề phát sinh.
|
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
|
- Tổ chức giao thông an toàn:
+ Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tổ chức nghiên cứu và triển khai ngay các giải pháp tổ chức giao thông hợp lý, khoa học, hiệu quả trên các tuyến cao tốc phân kỳ.
+ Đồng thời tăng cường kiểm soát hoạt động giao thông, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản cho người dân.
- Nâng cấp các tuyến cao tốc phân kỳ:
+ Chủ trì phối hợp với địa phương khẩn trương nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến cao tốc phân kỳ đạt quy mô hoàn chỉnh.
+ Đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế, nhu cầu vận tải và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
+ Ưu tiên nâng cấp sớm nhất các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe.
+ Rà soát, bổ sung đầy đủ, đồng bộ các công trình hạ tầng trên tuyến như hệ thống giao thông thông minh, trạm dừng nghỉ…
+ Báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án nâng cấp trong tháng 3 năm 2024.
- Hoàn thiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
+ Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường ô tô cao tốc trong Quý I năm 2024. Quy chuẩn này sẽ làm căn cứ cho công tác quy hoạch, thiết kế, quản lý đầu tư xây dựng và vận hành an toàn, hiệu quả hệ thống đường cao tốc.
- Nghiệm thu và quyết toán dự án:
+ Yêu cầu Bộ trưởng Bộ GTVT khẩn trương tổ chức nghiệm thu, quyết toán các dự án đầu tư đường bộ cao tốc có quy mô phân kỳ theo quy định. Mục tiêu là sớm thực hiện đầu tư, nâng cấp các tuyến cao tốc này lên quy mô hoàn chỉnh.
- Xác định phạm vi giải phóng mặt bằng:
+ Chủ trì phối hợp với địa phương xác định phạm vi, ranh giới, diện tích đã và đang cần giải phóng mặt bằng cho việc nâng cấp các tuyến cao tốc. Trong đó, ưu tiên giải quyết cho các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe.
|
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Chủ động phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đề xuất bố trí nguồn vốn sớm thực hiện đầu tư nâng cấp các tuyến cao tốc đang khai thác theo quy mô phân kỳ.
|
Bộ Công An
|
- Tăng cường tuyên truyền: nâng cao nhận thức của người dân về luật giao thông và hậu quả của tai nạn giao thông.
- Kiểm tra, kiểm soát: xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật giao thông, đặc biệt là các hành vi nguy hiểm như: lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ,...
- Rà soát "điểm đen": phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xác định các khu vực nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao.
- Khắc phục "điểm đen": đề xuất và thực hiện các giải pháp kịp thời để giảm thiểu nguy cơ tai nạn tại các khu vực này.
- Mục tiêu: hạn chế tối đa các tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.
|
Bộ trưởng Bộ TN&MT, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo rà soát nhu cầu giải phóng mặt bằng, sử dụng đất rừng, đất lúa để kịp thời có kế hoạch thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng quy định, bảo đảm tiến độ đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc.
|
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã và đang đầu tư theo quy mô phân kỳ, gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 3 năm 2024.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để rà soát, triển khai công tác giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc.
|
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
|
chỉ đạo Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc (VEC) khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang quản lý khai thác theo quy mô phân kỳ, gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 3 năm 2024.
|
|
Bài viết liên quan:
|
|