Công dân được làm những gì pháp luật không cấm?

Chủ đề   RSS   
  • #68075 11/11/2010

    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Công dân được làm những gì pháp luật không cấm?

    Trên tinh thần công dân được phép làm những gì mà pháp luật không cấm thì ông A khi đi khai sinh cho con là Nguyễn Julie.

     Nếu các bạn là cán bộ hộ tịch thì các bạn sẻ làm gì đây?

     Thân@
     
    12775 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #68078   11/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Vấn đề bạn hỏi đã từng là một chủ đề thảo luận ở báo pháp luật rồi. Bạn xem ở đây nhé.
    http://phapluattp.vn/254864p1063c1033/nguoi-viet-trong-nuoc-khong-duoc-khai-sinh-ten-tieng-nuoc-ngoai.htm

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #68171   12/11/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Hic, có lẽ quy định "người Việt Nam phải có tên Việt Nam" không được các cán bộ hộ tịch nắm vững. Dạo này tôi thấy rất nhiều sinh viên Việt nam mang tên không phải tiếng Việt Nam xuất hiện ở nhiều danh sách sinh viên mà tôi dạy (ví dụ Trần Thị Pi Cós). 

    Hơn nữa, giả sử người Việt nam là người dân tộc thiểu số thì sao nào?  Giả sử một người dân tộc lấy tên Đinh Julie được không? Chắc chắn là được rồi.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #68180   12/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Trong trường hợp có mẫu thuẫn giữa nguyên tắc "công dân được làm những gì pháp luật không cấm" và nguyên tắc "công chức chỉ được thực thi những điều pháp luật qui định" thì theo các bạn nguyên tắc nào sẽ được áp dụng? 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #68183   12/11/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Cám ơn Unjustice đã đưa ra câu hỏi rất hay?

    Theo mình, trên thực tế hiện nay, nếu có mâu thuẫn giữa hai nguyên tắc này, thì nguyên tắc công chức chỉ được thực thi những điều mà pháp luật quy định sẽ được áp dụng?

    Nhưng về mặt lý luận thì sao? mời các bạn cho ý kiến!

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #68199   12/11/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Mình cảm ơn câu trả lời của Boyluatt!

    Nhưng ý của mình là các bạn cùng thảo luận để xem vấn đề đó thực tiễn diễn ra như thế nào và quy định của luật như vậy là đã phù hợp hay chưa thôi.hi

    Thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #68218   12/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chị Vân ơi,

    Pháp luật VN chú trọng nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc, người dân tộc chỉ có thể đặt tên tiếng dân tộc, hoặc tên tiếng Việt, sao có chuyện người dân tộc được đặt tên ghép (Việt - Nước ngoài), còn người Kinh thì không được chứ. 

    Chỉ có thể đặt tên ghép, nếu có cha hoặc mẹ là người nước ngoài thôi chứ, nếu cả cha hoặc mẹ đều là người Việt, sao đặt tên con là tên ghép, hoặc tên nước ngoài toàn bộ được.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #68261   13/11/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Hi boyluat,

    Bạn không biết đó thôi chứ tên của nhiều dân tộc, đặc biệt là các vùng dân tộc ở Miền Tây Nguyên giống y tên tiếng nước ngoài hà. 

    Nhiều lúc cầm danh sách lớp xong mình phải lúng túng mất một lúc mới phát âm được đấy. Ví dụ: Ksor Elen, Rơman Alang. Hì...Còn nhiều cái tên lạ hơn nhiều. 

    Chắc bạn chưa gặp.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #68273   13/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Boyluat nói chưa chuẩn rồi, bình đẳng dân tộc là nguyên tắc chung nhưng phải xét đến yếu tố hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, phát triển của mỗi dân tộc nữa chứ. Dễ thấy nhất là vấn đề thi tuyển đại học và học phí.

    Đối với vấn đề đặt tên, theo quan điểm của mình chỉ yêu cầu tên thuần Việt đối với người có cả cha và mẹ đều là người Kinh. Để bảo đảm bản sắc văn hóa dân tộc.

    Còn nếu họ sính ngoại muốn đặt tên con là tiếng nước ngoài thì họ có thể đặt và sử dụng nó giống như tên cái hĩm, cu tèo, cu tí mà dân gian thường đặt thôi. Có điều là khi đó thì chỉ khổ cho các cụ khi gọi tên các cháu.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #68303   13/11/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Không phải, ý của em là muốn nhấn mạnh là người dân tộc, thì chỉ được đặt tên theo tiếng dân tộc mình, hoặc tiếng Việt; chứ không phải đặt tên tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc khác tiếng Kinh.

    Còn chuyện anh Unjustice nói thì đó chỉ là một cách "lách luật" của NN khi áp dụng chính sách đối với các dân tộc thôi, vì họ thường ở những khu vực khó khăn, hẻo lánh. 

    Điều dễ nhận thấy nhất, đó là những chính sách này thường được coi như chính sách hỗ trợ, chứ không được ghi nhận trong pháp luật. Nếu không thì nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc của NN định ra, lại bị chính NN vi phạm, thế thì còn ai nghe và tin vào PL nữa.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |