Công chứng viên có được hướng dẫn 3 người tập sự đến từ các tỉnh thành khác nhau?

Chủ đề   RSS   
  • #611153 03/05/2024

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1150)
    Số điểm: 8390
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Công chứng viên có được hướng dẫn 3 người tập sự đến từ các tỉnh thành khác nhau?

    Có thể thấy sau khi có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng thì thực hiện tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng, có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, đối với người hướng dẫn tập sự thì liệu Công chứng viên có được hướng dẫn 3 người tập sự đến từ các tỉnh thành khác nhau?

    Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Luật công chứng 2014 quy định về Tập sự hành nghề công chứng như sau:

    1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.

    Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.

    Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.

    2. Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứng điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều này và có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tập sự.

    3. Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.

    Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.

    Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này.

    4. Người tập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự không được ký văn bản công chứng.

    5. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.

    6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.

    Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên theo quy định hiện hành?

    Căn cứ Điều 17 Luật công chứng 2014 quy định về Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên như sau:

    1. Công chứng viên có các quyền sau đây:

    - Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;

    - Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;

    - Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;

    - Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;

    - Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;

    - Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

    2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:

    - Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;

    - Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;

    - Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;

    - Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;

    - Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

    - Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;

    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;

    - Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên;

    - Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;

    - Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

    Do đó, Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Đồng thời, tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự. Theo quy định này thì không phân biệt là những người tập sự đến từ địa phương tỉnh thành nào, đều phải tuân thủ theo quy định trên tại một thời điểm hướng dẫn không quá 02 người.

     
    19 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận