Công chức, viên chức bị buộc thôi việc thì có được làm Công chứng viên

Chủ đề   RSS   
  • #605914 06/10/2023

    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Công chức, viên chức bị buộc thôi việc thì có được làm Công chứng viên

    Công chức, viên chức trước đây bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì có được chuyển sang hành nghề Công chứng viên được không? Tiêu chuẩn Công chứng viên và những trường hợp không được bổ nhiệm Công chứng viên.

    1. Chức năng xã hội của công chứng viên

    Căn cứ tại Điều 3 Luật Công chứng 2014 quy định:

    Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

    2. Tiêu chuẩn Công chứng viên

    Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn để được bổ nhiệm hành nghề công chứng (định nghĩa này được nêu tại khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng 2014).

    Trong đó, việc hành nghề công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch hoặc tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại.

    Về điều kiện để trở thành công chứng viên, Điều 8 Luật Công chứng năm 2014 nêu rõ gồm:

    - Tiêu chuẩn chung: Phải là người thưuờng trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam; có đầy đủ sức khoẻ.

    - Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức: Là người có phẩm chất đạo đức tốt.

    - Các tiêu chuẩn đặc thù khác: Có bằng cử nhân luật; phải công tác trong ngành pháp luật từ 05 năm trở lên sau khi đã có bằng cử nhân luật; tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khoá bồi dưỡng nghề công chứng và đạt yêu cầu trong kì tập sự hành nghề công chứng.

    Như vậy, để có thể trở thành một công chứng viên, cử nhân luật sau khi tốt nghiệp cần phải học thêm khoá đào tạo/bồi dưỡng nghề công chứng và đạt kết quả kiểm tra sau khi tập sự hành nghề công chứng.

    2. Những trường hợp không được bổ nhiệm Công chứng viên

    Căn cứ tại Điều 13 Luật Công chứng 2014 quy định về trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên như sau:

    - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.

    - Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    - Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    - Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.

    - Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.

    => Từ những quy định trên thì có thể thấy Công chức, viên chức trước đây bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm Công chứng viên.

     

     

     
    226 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haohao2912 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận