Chào bạn nguyenkhanhchinh !
Tôi không biết chỉ trao đổi với bạn thì có vi phạm quy định gì không nữa, hy vọng là sẽ được tha thứ vì là “công dân mới”.
Tôi xin có ý kiến về vấn đề bạn nêu như sau :
Bắt đầu từ một việc nhỏ ở nhà tôi. Vợ Tôi có quy định với Tôi và Con Trai tôi là “khi rời khỏi phòng riêng thì trước khi đóng cửa phòng phải tắt đèn, tắt quạt để tiết kiệm tiền bạc”. Quy định trên được 100% ý kiến tán thành của gia đình. Tuy nhiên, dù đã nhiều năm rồi vẫn thường xuyên có vi phạm quy định vì nhiều lý do : Quên, lúc đi thì cúp điện nên tưởng tắt rồi, con tưởng cha tắt đèn, cha tưởng con tắt đèn, gấp quá vì có hẹn với khách, vì đến giờ học, giờ thi ….
Một quy định mà mọi người điều có lợi ích, cùng ủng hộ mà vẫn khó thực hiện vì chưa tạo thành thói quen.
Luật pháp không bao giờ là hoàn chỉnh, tuy nhiên theo cá nhân tôi và vài người bạn thì cũng tương đối rồi. Còn một số vấn đề thì nhà nước cũng đang hoàn chỉnh :
-
Những điều gì mà luật cần hướng dẫn bằng nghị định thì phải được ghi rỏ trong luật và giám sát kỹ để tránh hướng dẫn tràn lan, hướng dẫn trái luật.
-
Các thủ tục hành chính phải niêm yết công khai.
-
Từ chối giải quyết hoặc yêu cầu bổ sung phải có văn bản.
-
và hàng loạt quy định khác nữa để công chức không được làm khó dân. Tuy nhiên, có một tỷ lệ bao nhiêu phần trăm người dân đã thực hiện các quyền mà pháp luật trao cho họ? có bao nhiêu người trước khi chuyễn hộ khẩu, làm CMND, làm giấy chủ quyền nhà đất chịu khó tìm hiểu về “thành phần hồ sơ phải nộp”, Có bao nhiêu người biết được là họ phài nộp hồ sơ ở đâu (quy trình), và có bao nhiêu người yêu cầu công chức thụ lý phải nêu lý do không giải quyết BẰNG VĂN BẢN ?
Hầu như tất cả các quyền mà pháp luật giao cho công dân (mà bạn đang mong muốn có nhiều thêm) đều chỉ một số rất ít người sử dụng. Đó chính là thói quen của người dân VN.
Bạn cho tôi biết chừng nào người dân VN mình biết sử dụng hết các quyền năng mà pháp luật giao cho họ, thì tôi sẽ cho bạn biết khi nào thì “Công chức hết cạnh tranh với luật sư”. Tôi nói “tồn tại lâu dài” là tôi đã nói một cách lạc quan rồi đó, có thể nó sẽ tồn tại mãi mãi thôi.
Bạn nói : Chẳng lẽ không có một giải pháp hay một cơ chế quản lý khác đi, hoặc ít ra cũng thay đổi được "cái tâm" của công chức sao?
Nếu nạn trộm cướp hoành hành, nhà nước giao cho người dân “chiếc còi báo động” để nếu có trộm cướp thì báo động, mọi người kịp thời hổ trợ và báo công an giải quyết, nhận Còi xong, người dân đem cất và không nhớ, không biết là mình có cái Còi báo động đó; Do đó nạn trộm cướp không giảm, nhà nước tiếp tục phát cho mỗi nhà một “gậy dân phòng”, để kịp thời khống chế trộm cướp bằng còi và gậy. Lại cất và quên! Theo bạn có một giải pháp hay một cơ chế quản lý khác đi, hoặc ít ra cũng thay đổi được "cái tâm" của bọn trộm cướp không?.
Nếu mọi người dân trên diễn đàn biết và hiểu pháp luật hoặc biết tìm hiểu pháp luật như các bạn trên diễn đàn thì chắc chắn sẽ có nhiều người sẽ phải xin nghĩ làm công chức và sẽ có chổ cho người thực sự có tài thay thế.
HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !