Còn nợ thuế phi nông nghiệp thì có bán nhà được không?

Chủ đề   RSS   
  • #613609 03/07/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1215)
    Số điểm: 21831
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 425 lần


    Còn nợ thuế phi nông nghiệp thì có bán nhà được không?

    Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay như thế nào? Trường hợp đang còn nợ thuế thì có thể bán nhà được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay

    Căn cứ Khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực thi hành từ 01/8/2024) có nêu rõ người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện, bao gồm:

    - Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều 124 Luật Đất đai 2024 và Điểm a Khoản 4 Điều 127 Luật Đất đai 2024.

    - Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật.

    - Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

    - Trong thời hạn sử dụng đất;

    - Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, người sử dụng đất chỉ được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi đáp ứng được đủ các điều kiện như đã nêu trên.

    (2) Còn nợ thuế phi nông nghiệp thì có bán nhà được không?

    Căn cứ Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 có quy định về đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như sau:

    - Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. 

    - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. 

    - Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 sử dụng vào mục đích kinh doanh.

    Đồng thời, tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định thời hạn nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp lần đầu chậm nhất là 30 ngày tính từ ngày ban hành thông báo nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của cơ quan thuế.

    Trường hợp từ năm thứ hai trở đi thì người nộp thuế nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp một lần trong năm chậm nhất là 31/10. 

    Trường hợp quá thời hạn nêu trên mà người nộp không tiến hành kê khai thì sẽ bị truy thu và xử phạt theo quy định.

    Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, kèm theo điều kiện chuyển nhượng như đã có nêu tại mục (1), có thể thấy, trường hợp người sử dụng đất chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về thuế đối với Nhà nước thì tại đây sẽ chưa thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    (3) Trường hợp bán nhà mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì ai là người chịu thuế phi nông nghiệp?

    Căn cứ Điều 4 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 thì người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định như sau:

    - Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010.

    - Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.

    Theo đó, đối với trường hợp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.

     
    274 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (13/09/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận