Liên quan đến các chế độ nhận bảo hiểm xã hội một lần, hiện tại trường hợp có tham gia bảo hiểm xã hội và sau khi nghỉ việc thì tùy từng thời gian, đối tượng cũng mắc các bệnh mà thời gian hưởng chế độ 1 lần khi tham gia bảo hiểm là khác nhau.
Tuy nhiên, chẳng may người tham gia BHXH trên 15 năm mà khi chết thì thân nhân của họ đáng ra được hưởng phần đáng lẽ ra được nhận đó. Thực tế thì lại không.
Chia sẻ có trường hợp người con 20 tuổi có mẹ tham gia BHXH 21 năm, khi mất thì người con này không được nhận trợ cấp hàng tháng, có nhiều người thấy bất mãn và thậm chí người con này bị suy giảm khả năng lao động. Cơ quan BHXH không xét cho hưởng hàng tháng với trường hợp này.
Quay lại với câu chuyện pháp luật, điều chỉnh vấn đề này như thế nào, Cụ thể:
Căn cứ Điều 66, Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
Do đó, việc giải quyết không cho hưởng từ phía cơ quan BHXH trong trường hợp trên là có cơ sở, bởi thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm: Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai. Cho nên, phải đáp ứng điều kiện con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mới được hưởng theo tháng phù hợp với quy định trên.