Con chưa ra đời có được quyền đứng tên trên GCN QSDĐ?

Chủ đề   RSS   
  • #502993 24/09/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Con chưa ra đời có được quyền đứng tên trên GCN QSDĐ?

    Con chưa ra đời có được quyền đứng tên trên GCN QSDĐ?

    >>> Sổ hồng, sổ đỏ đứng tên nhiều người thì ai là người được quyền giữ sổ?

    Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 không quy định độ tuổi để được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ). Vậy trường hợp người cha mất để lại tài sản thừa kế là BĐS cho con chưa ra đời nhưng đã thành thai thì có được quyền đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?

    Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Người thừa kế:

    Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng. (Điều 660)

    >>> con ĐÃ thành thai được quyền hưởng thừa kế

    Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:

    1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

    Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết

    Như vậy với quy định trên mặc dù, đứa bé chưa được sinh ra đời được quyền hưởng thừa kế theo quy định nêu trên nhưng do chưa được sinh ra đời, giới tính chưa chắc chắn nên không được đứng tên trên sổ đỏ mà trường hợp này do người giám hộ đương nhiên (hoặc được cử ra) đứng tên cho đến khi cháu bé thành niên (năng lực hành vi dân sự đầy đủ) và trong giấy chứng nhận sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên.

    Trên là cách suy luận mang tính cá nhân của mình, bạn có thể đóng góp xây dựng để nội dung được chính xác và hoàn thiện hơn. 

    * Đối với chủ thể chưa thành niên

    Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

    “2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

    Từ quy định trên có thể thấy người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) cũng là đối tượng được xác lập quyền sở hữu tài sản được hình thành từ thừa kế tặng cho, chuyển nhượng...và hoàn toàn có thể đứng trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản.

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, người từ đủ 18 tuổi là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Việc đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ của người đó đối với các quan hệ pháp luật dân sự có liên quan, bởi vậy dù pháp luật không quy định cụ thể bao nhiêu tuổi mới được quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có thể hiểu, phải là người có đầy đủ năng lực dân sự thì mới thực hiện được toàn bộ những quyền và nghĩa vụ đối với quyền sử dụng đất đấy

    Mặc dù Bộ luật Dân sự quy định, cá nhân từ khi sinh ra đến trước thời điểm chết, dù ở độ tuổi nào đều có quyền sở hữu tài sản, QSDĐ, nhưng pháp luật về đất đai hiện hành chưa có quy định cụ thể việc cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp người có quyền QSDĐ là người chưa thành niên, nên việc thực hiện không thống nhất

    Về mặt lý thuyết, vẫn có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận, nhưng kèm theo đó phải có tên của người đại diện hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hay người giám hộ sẽ đứng tên và trong giấy chứng nhận sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên.

    Trên thực tế việc cấp sổ đỏ cho người chưa thành niên gặp rất nhiều khó khăn, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tỏ ra lúng túng trước việc cấp sổ đỏ cho người chưa thành niên vì cho rằng người chưa thành niên không thể thực hiện giao dịch mà quên đi vai trò của người đại diện theo pháp luật.

     

     

     
    7401 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #503019   24/09/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Nói đi nói lại thì câu trả lời chắc chắn là : Con chưa ra đời không được quyền đứng tên trên GCN QSDĐ.

     
    Báo quản trị |  
  • #503042   25/09/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Thủ tục hành chính thì chỉ khi hướng dẫn thủ tục đó trong thông tư hoặc nghị định khi đó mới có thể thực hiện, do công/viên chức chỉ có thể thực thực hiện theo văn bản hướng dẫn, còn trên lý luận là vậy nhưng đã có ai thấy 1 giấy chứng nhận QSDĐ,SHN nào mà cấp cho người chưa thành niên đâu.

    Trước mình cũng thắc mắc thủ tục ra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với cá nhân và tổ chức cùng đứng tên thì chị chuyên viên bảo trước tiên là phải chứng minh được là cả hai cùng góp tiền mua đất nhưng thực tế thì không có quy trình hay thủ tục nào để ra sổ cho cá nhân và tổ chức cùng đứng tên là người sử dụng đất và cũng không có cái sổ đỏ nào như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #503615   29/09/2018

    haikiemtoan
    haikiemtoan

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2011
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 655
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 12 lần


    Con chưa ra đời có được đứng tên trên giấy chứng nhận QSDĐ?

    Chắc chắn là KHÔNG, do chưa xác định được giới tính cũng như hình ảnh thật (vật thật) nó chỉ mang tính trừu tượng của phạm vi được giới hạn bao bọc của bào thai đang hình thành. Nói tóm lại chỉ khi sinh ra đời, xác định rõ giới tính, có giấy khai sinh mang đầy đủ thông tin của một Công dân thì (có thể) đứng tên trên giấy tờ có giá trị và kèm theo người giám hộ (chỉ định) để hỗ trợ pháp lý khi cần thiết. Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân, mong được sự đóng góp của cộng đồng.
     
    Báo quản trị |