Con chết trước bố mà không có di chúc thì chia thừa kế thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #607418 11/12/2023

    Con chết trước bố mà không có di chúc thì chia thừa kế thế nào?

    Bố tôi có 01 mảnh đất (đã được cấp GCN năm 2013 mang tên bố tôi). Bố tôi chết năm 2016 (không để lại di chúc). Ông nội tôi chết năm 2008. Bà nội tôi chết năm 2020 (chết sau bố tôi và không để lại di chúc). Bố mẹ của ông bà nội tôi đều chết trước ông, bà nội tôi. Ông bà nội tôi có 03 người con đẻ (Bố tôi và hai chú), không có con nuôi, con riêng nào khác. Hai chú tôi vẫn đang còn sống. Hỏi hai chú tôi có được hưởng phần tài sản thừa kế của bố tôi không?

     
    2282 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Minhdiachinh24121988 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/12/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #608045   10/01/2024

    Lsnguyenvanvien
    Lsnguyenvanvien

    Male
    Luật sư địa phương

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2017
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 28 lần


    Con chết trước bố mà không có di chúc thì chia thừa kế thế nào?

    bạn hỏi muốn chia thừa kế Di sản của bố bạn hay của ông bà nội bạn ? Nếu di sản của ông bà nội bạn thì 2 chú bạn được hưởng thừa kế nhé, còn các con của bố bạn cũng được hưởng thừa kế thế vị (kỷ phần của bố bạn được hưởng từ ông bà nội ) 2 chú bạn không được hưởng gì từ thừa kế của bố bạn nhé

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Lsnguyenvanvien vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/01/2024) xuanuyenle (10/06/2024)
  • #612828   14/06/2024

    LSNHAMLAN
    LSNHAMLAN

    Luật sư địa phương


    Tham gia:13/06/2024
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Con chết trước bố mà không có di chúc thì chia thừa kế thế nào?

    Chào bạn!

    Năm 2016: Bố bạn chết (không để lại di chúc) thì di sản bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật (điều 675 Bộ luật Dân sự 2005) cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 676 Bộ luật Dân sự 2005). Theo đó, bà nội bạn là người được hưởng thừa kế đối với di sản mà bố bạn để lại. Trường hợp bà nội bạn không nhận di sản thừa kế do bố bạn để lại thì cần lập văn bản từ chối nhận di sản (công chứng/chứng thực).

    Năm 2020: Bà nội bạn chết (không để lại di chúc) thì di sản bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật (điều 650 Bộ luật Dân sự 2015) cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 651 Bộ luật Dân sự 2015). Theo đó, hai chú của bạn là người được hưởng thừa kế đối với di sản mà bà bạn để lại. Trường hợp hai chú bạn không nhận di sản thừa kế do bà bạn để lại (do bà bạn được hưởng từ bố bạn) thì cần lập văn bản từ chối nhận di sản (công chứng/chứng thực).

    Do đó, bạn có thể trao đổi hoặc thỏa thuận với hai chú (lập văn bản từ chối di sản nếu hai chú bạn đồng ý) để thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế đối với thửa đất do bố bạn để lại.

    Trên đây là phản hồi của LS. Nhâm Lan về vấn đề bạn thắc mắc.

    Trường hợp cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ qua email: luathoangphat@gmail.com hoặc SĐT: 0875.198.555

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #616105   06/09/2024

    motchutmoingay24
    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 458 lần


    Con chết trước bố mà không có di chúc thì chia thừa kế thế nào?

    Theo khoản 1 Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015, trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản của người đó sẽ được chia theo hình thức thừa kế theo pháp luật.

    Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 bao gồm:

    - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Theo quy định tại Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015 về thừa kế thế vị, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Căn cứ theo các quy định trên, trường hợp bà nội của anh qua đời mà không để lại di chúc thì di sản của bà sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

    Theo đó, di sản của bà sẽ được chia đều cho những người được hưởng di sản của bà nội anh, trường hợp này di sản sẽ được chia thành 03 phần cho 03 người con gồm: bố anh và 02 người chú.

    Theo quy tắc thừa kế thế vị, phần di sản mà bố anh được hưởng từ bà nội sẽ được chuyển lại cho con của bố anh, tức là anh và anh em ruột của anh (nếu có), và 02 chú của anh sẽ không được hưởng phần di sản của bố anh.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: