Con cháu dại thì hại ông cha là gì? Cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do con gây ra khi nào - đặt trong trường hợp con phát triển bình thường?
Con cháu dại thì hại ông cha là gì?
Câu tục ngữ "Con cháu dại thì hại ông cha" là sự đúc kết từ tích lũy kinh nghiệm nhất là kinh nghiệm sống về mối quan hệ mật thiết giữa các thế hệ trong gia đình Việt Nam.
"Con cháu dại thì hại ông cha" dùng để ám chỉ việc con cháu trong nhà gây ra những lỗi lầm trong cuộc sống dù là vô tình hay cố ý cũng dẫn đến hệ lụy là ảnh hưởng không tốt đến các thành viên trong gia đình, đặc biệt là ông bà, cha mẹ.
Từ "hại" ở đây dùng để ám chỉ những thiệt hại về vật chất, danh dự gia đình, tinh thần thậm chí là sức khỏe.
"Con cháu dại thì hại ông cha" không chỉ phản ánh một thực tế xã hội mà còn hàm chứa những giá trị đạo đức sâu xa về trách nhiệm, đạo hiếu và sự ảnh hưởng tương hỗ giữa các thành viên trong gia đình.
"Con cháu dại thì hại ông cha" còn như một lời nhắc nhở rằng hành vi của con cháu không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn tác động trực tiếp đến danh dự của gia đình, tổ tiên từ đó giúp con cháu nhận ra được vai trò của bản thân trong gia đình mà có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do con gây ra khi nào?
Xét dưới góc độ pháp lý, vấn đề bồi thường thiệt hại do con gây ra được quy định tại Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:
Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.
Dẫn chiếu đến Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
(1) Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
(2) Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
(3) Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường;
Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình;
Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Như vậy, cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do con gây ra khi con chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại.
Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật Dân sự 2015.
Ngoài ra, nếu con từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Tóm lại, "Con cháu dại thì hại ông cha" có thể được hiểu là những lỗi lầm của con cháu dù là vô ý hay cố ý không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến không chỉ về mặt vật chất mà còn là về danh dự của gia đình, tổ tiên.
Do đó, câu nói như một lời nhắc nhở để con con cháu trong gia đình có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Đồng thời, trên tinh thần của câu tục ngữ "Con cháu dại thì hại ông cha", xét dưới góc độ pháp lý, đặt trong trường hợp con phát triển bình thường thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do con gây ra khi con chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại.
Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật Dân sự 2015.