Cố tình thả chó cắn người, người chủ bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #603441 22/06/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2143)
    Số điểm: 74986
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần


    Cố tình thả chó cắn người, người chủ bị xử lý thế nào?

    Mới đây, vụ việc đánh nhau ở Đà Nẵng, một người thả chó dữ cắn đối thủ bị thương nặng bị tuyên án về tội giết người.

    Theo đó, ngày 20/6, TAND TP Đà Nẵng đã xét xử và tuyên anh T.Đ.T về tội giết người với hành vi thả chó dữ để tấn công đối thủ, làm nạn nhân bị thương tích ở nhiều vị trí trên cơ thể như đầu, cổ tay chân.

    Được biết nhóm ẩu đả gồm có 03 người, vì bị 02 người còn lại tấn công nên anh T.Đ-T đã về nhà  dẫn một con chó pitpull, một con chó béc giê đang nhốt trong chuồng qua. Theo đó, hành vi về nhà dẫn hai con chó chạy qua nhà đối thủ để cho chó pitpull cắn ở nhiều vị trí trên cơ thể của nạn nhân gây tỷ lệ thương tích 29% nên anh T.Đ.T đã bị tuyên về tội giết người.

    Theo Bộ luật Hình sự 2015, quy định về Tội Giết người như sau:

    Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

    Khung 1: Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    - Giết 02 người trở lên;

    - Giết người dưới 16 tuổi;

    - Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    - Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    - Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    - Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    - Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    - Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    - Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    - Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    - Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    - Thuê giết người hoặc giết người thuê;

    - Có tính chất côn đồ;

    - Có tổ chức;

    - Tái phạm nguy hiểm;

    - Vì động cơ đê hèn.

    Khung 2: Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

    Khung 3: Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

    Tham khảo: Sau đây là những điều mà người nuôi chó cần biết:

    Thứ nhất, theo Quyết định 193/QĐ-TTg ban hành ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ, để khống chế và loại trừ bệnh dại, người nuôi chó phải quản lý chó nuôi, phải tiêm phòng vac-xin dại cho đàn chó, cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình, khi ra ngoài còn phải đeo rọ mõm cho chó, khi đưa chó ra nơi công cộng phải xích giữ chó hoặc có người dắt.

    Thứ hai, căn cứ theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 04/2020/NĐ-CP, chủ nuôi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho chó; không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, khô có người dắt chó ra nơi nông cộng có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    Thứ ba, đối với các trường hợp chó dữ tấn công người khác gây tổn hại sức khỏe, tài sản thì tùy theo mức độ tổn hại mà chủ nuôi chó phải bồi thường cho người bị hại theo Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

    - Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    - Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    - Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

    Thứ tư, trường hợp chó nuôi gây thiệt hại đến sức khỏe của người khác thì chủ chó cần tiến hành bồi thường căn cứ tại Điều 590 BLDS 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Trong trường hợp dẫn đến hậu quả chết người, chủ nuôi chó phải bồi thường thiệt hại do súc vật mình nuôi gây ra theo Khoản 1 Điều 591 BLDS 2015 quy định về “Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm” và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần theo khoản 2 Điều này.

    Thứ năm, chủ nuôi chó phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sơ suất trong việc quản lý, nuôi thả chó gây ra hậu quả chết người “Tội vô ý làm chết người” theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

    - Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    - Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

     
    500 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (15/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận