Trong quá trình lưu thông trên đường thì không thể tránh khỏi có những vụ tai nạn ngoài ý muốn xảy ra. Thế nhưng, đối với những vụ tai nạn xảy ra trên đường, có những người đi đường đi ngang qua, thấy tai nạn. Sẽ có một số trường hợp xảy ra dựa vào tâm lý chung cũng như cách hành xử thực tế của mỗi người.
Trường hợp 1. Giúp đỡ
Khi thấy có tai nạn xảy ra thì sẽ có một bộ phận người dừng lại và giúp đỡ những người bị tai nạn. Có thể giúp đỡ dậy, dắt xe vào lề và giúp người bị thương do tai nạn nghỉ ngơi. Trường hợp nặng hơn thì có thể giúp sơ cứu, băng bó vết thương để cầm máu hoặc chở tới bệnh viện gần nhất. Trường hợp người bị tai nạn có vết thương quá nặng, mất nhiều máu và tình hình nguy cấp thì nhanh chóng gọi xe cứu thương để đưa đi bệnh viện.
Trường hợp 2. Đứng xem, không giúp đỡ
Khi có tai nạn xảy ra trên đường, bên cạnh bộ phận những người chạy lại giúp đỡ những người bị tai nạn nhưng bên cạnh đó cũng vẫn có một số người thấy tai nạn lại dừng lại, đứng xung quanh để xem và không giúp. Không biết việc người khác bị tai nạn thì có gì hay mà dừng lại xem để khiến giao thông ùn tắc.
Trường hợp 3. Bỏ đi, không giúp đỡ
Ngoài hai nhóm trên, còn có thêm một nhóm người lại có hành vi bỏ đi khi thấy tai nạn xảy ra, dù bản thân có điều kiện giúp đỡ, cứu người bị tai nạn.
Trường hợp có điều kiện giúp đỡ mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông là một trong số điều cấm theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 18 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ 2008 thì:
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
[…]
18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.”
Như vậy, đều là công dân Việt Nam, khi thấy có người bị tai nạn giao thông mà cần sự giúp đỡ thì vui lòng giúp đỡ. Đó là một điều tốt mà nên làm chứ không nên vô cảm, bỏ đi, không giúp.