Có thể sang tên sổ đỏ hộ gia đình khi một người phản đối không?

Chủ đề   RSS   
  • #485056 21/02/2018

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Có thể sang tên sổ đỏ hộ gia đình khi một người phản đối không?

    Hỏi: Sổ đỏ nhà tôi được cấp cho hộ gia đình do bố tôi là đại diện đứng tên. Nay bố tối muốn sang tên sổ đỏ cho tôi, chỉ có 1 thành viên trong gia đình phản đối trong khi các thành viên khác đều đồng ý. Vậy bố tôi có sang tên sổ đỏ cho tôi được không?

    Đáp: Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

    Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

    Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất từ hộ gia đình sang cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CPThông tư 02/2015/TT-BTNMT.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đáp ứng điều kiện sau: “Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.”

    Đồng thời, khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT cũng quy định:“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”.

     

    Như vậy, căn cứ vào các quy định trên đây, do có một thành viên trong gia đình không đồng ý việc chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình cho riêng mình bạn, nên mặc dù các thành viên khác đều đồng ý, việc sang tên sổ đỏ trong trường hợp này vẫn không thể thực hiện được.

    Tuy nhiên, gia đình bạn cũng có thể thực hiện tách riêng quyền sử dụng đất cho thành viên đó, sau đó phần đất còn lại sẽ được sang tên cho bạn khi các thành viên còn lại của hộ gia đình đồng ý sang tên cho bạn. Thủ tục tách thửa đất được quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

    Nguồn: Tạp chí Kiểm sát

     
    7428 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    caoxuanbai (03/03/2018) Kimtam1912 (21/02/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #488669   03/04/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Hướng giải quyết trong bài báo là đúng luật nhưng tính khả thi rất thấp vì còn vướng điều kiện diện tích tối thiểu để được tách thửa, chưa kể thành viên không chịu chuyển nhượng khả năng không hợp tác khi làm thủ tục tách thửa là rất cao và trong trường hợp đó việc tách thửa cũng không hề dễ dàng. Do đó, muốn sự việc được giải quyết dứt điểm và nhanh chóng nhất là khởi kiện ra Tòa yêu cầu chia tài sản chung.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |