Có thể lợi dụng quy định của Luật Thi hành án để tẩu tán tài sản, và sự mâu thuẩn của nó với Luật Tố tụng dân sự có thể bị Thẩm phán "hành".

Chủ đề   RSS   
  • #59416 01/09/2010

    CHIEUMINH

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/12/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Có thể lợi dụng quy định của Luật Thi hành án để tẩu tán tài sản, và sự mâu thuẩn của nó với Luật Tố tụng dân sự có thể bị Thẩm phán "hành".

    Chào các Đồng nghiệp!
    Từ thực tế, tôi có 01 chủ đề mong các đồng nghiệp cùng thảo luận.

    Tại điểm d, khỏan 1, Điều 48 luật Thi hành án (THA) quy định: "Tài sản kê biên có tranh chấp đã được Tòa án thụ lý để giải quyết;" là các trường hợp hõan thi hành án. Chính quy định này của Luật THA là một cách có thể bị lợi dụng tẩu tán tài sản khi được sự tiếp tay của Thẩm phán hoặc của chính luật sư chúng ta. Ví dụ cụ thể:

    Sau khi có bản án của Tòa án xử buộc bà A phải phải trả cho ông B: 02 tỷ đồng do bà A không thực hiện hợp đồng mua bán nhà (nhà và đất ở là của bà A được mẹ đẻ của bà A tặng cho hợp pháp, và giá trị của nhà, đất ở là 2,5 tỷ). Ông B đã đóng tiền 02 tỷ để đảm bảo cho biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi án có hiệu lực, ông B đã yêu cầu THA, và Chi cục THA Quận TP đã kê biên, định giá (2,7 tỷ đồng)chuẩn bị đấu giá nhà và đất ở của bà A.

    Em chồng bà A là ông C, khởi kiện bà A trả tiền vay nợ 1, 5 tỷ đồng (có giấy vay, có người làm chứng và đã đến ngày trả nợ vay cùng với lãi suất).

    Đồng thời chồng bà A là ông D xin ly hôn có tranh chấp tài sản là khỏan tiền đóng góp xây nhà 700 triệu đồng.

    Hai vụ án: vay nợ và ly hôn đang được Tòa án Quận TP giải quyết. Tòa án có công văn gửi THA Quận TP yêu cầu hõan THA theo điểm d, khoản 1, Điều 48 Luật THA.  Chi cục THA Quận TP có QĐ hoãn THA.

    Điều đáng nói: Ông C (chủ nợ),và ông D (chồng bà A) yêu cầu Tòa án hõan THA để đảm bảo cho khỏan nợ, và khỏan tiền xây nhà mà không tốn một đồng cho biện pháp khẩn cấp tạm thời. Hai vụ án này kéo dài hơn 09 tháng (chưa xử).

    Ông B đang là người có nguy cơ không thu hồi đủ số tiền 02 tỷ đồng (theo bàn án đã tuyên).

    Theo tôi, đây là một trường hợp vận dụng khôn khéo kẻ hở của luật quy định không chặt để tẩu tán tài sản.

    Còn các Đồng nghiệp thì có ý kiến thế nào về trường hợp trên.

    Trân trọng nhận sự góp ý của các đồng nghiệp.
    Cập nhật bởi admin ngày 04/09/2010 12:58:47 PM
     
    9601 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #59588   04/09/2010

    DUNGTIEN66
    DUNGTIEN66

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào Chieuminh!
    Khi Luật Thi hành án (THA) có hiệu lực, luật có tiến bộ và "hơi cụ thể" hơ pháp lệnh THA. Nhưng có một điều mà các bạn chúng tôi hay nói là có một sự miễn trừ không thể kiện THA khi chậm và kéo dài và nhiều  . . .

    Việc của bạn nêu, tôi đồng ý. Hơn nữa nếu người cầm cán cân công lý có "ý đồ" thì thiệt hại cho những người được THA chắn chắn sẽ xảy ra.

    Một điều luật vô lý, mâu thuẩn và cản trở sự phát triển của xã hội mà vẫn tồn tại là không thể chấp nhận.

    Đáng sợ hơn trong vụ THA của bạn, là việc các luật sư có tâm hồn không trong sáng vạch đường cho người phải THA cố tình tẩu tán tài sản bằng cách dựng nên hai vụ án dân sự mà bạn đã nêu.

    Theo tôi giải quyết là bạn phải tư vấn cho ông B làm đơn gửi Tòa Quận TP, nêu rõ và yêu cầu tham gia vụ án để chứng minh đây là tài sản riêng của bà A, và nợ là nợ ảo.


    Mong chờ ý kiến khác.
    Trân trọng.
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 24/09/2010 09:35:34 PM Cập nhật bởi admin ngày 04/09/2010 12:59:53 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #59609   04/09/2010

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 815 lần


    Chào chieuminh!
    Tranh chấp kéo dài 9 tháng (chưa xử) mà không có lý do chính đáng theo mình Tòa án (cụ thể là thẩm phán thụ lý vụ việc) đã vi phạm luật tố tụng dân sự.
    Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không phải đóng tiền thế chân cũng là vi phạm nghiêm trọng tố tụng dân sự.  

    Với những vi phạm trên, mình nghĩ bạn có thể tư vấn cho ông B gửi đơn khiếu nại đến Chánh án Tòa án nơi giải quyết vụ việc ly hôn và nợ, viện kiểm sát cùng cấp... để giải quyết vụ việc nhanh hơn.

    Luật Thi hành án mới đưa vào áp dụng, vì vậy không tránh khỏi có những kẽ hở cho những người "nhanh trí" tận dụng... đặc biệt là có sự tiếp tay, tư vấn của những người áp dụng pháp luật... khiến cho quyền, lợi ích chính đáng của người được thi hành án bị xâm phạm... Mình cũng mong rằng trong tương lai những vấn đề này sẽ sớm được khắc phục...

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |