Xem thêm:
>>> Giấy tờ cần thiết khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam
>>> Phân biệt giữa xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh
>>> Làm passport cho người có hộ khẩu ngoại tỉnh
Hộ chiếu (hay còn gọi là Passport), là "chứng minh thư" bắt buộc cho phép bạn có thể xuất cảnh ra nước ngoài và được quyền nhập cảnh trở lại sau khi chuyến du lịch, công tác hay việc học kết thúc.
Thông thường, để có được hộ chiếu người dân phải đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi đang tạm trú. Lưu ý nếu đăng ký tại nơi tạm trú bắt buộc phải có Sổ KT3 (theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP, sửa đổi một số điều tại Nghị định 94/2015/NĐ-CP)
Tuy nhiên, ngày 22/11/2019 Quốc hội vừa thông qua Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân việt nam 2019, trong đó quy định là nếu có thẻ căn cước công dân thì công dân có thể thực hiện làm hộ chiếu tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi nhất mà không yêu cầu sổ KT3 đối với nơi tạm trú như quy định trước đây, cụ thể như sau: (Căn cứ: khoản 3 Điều 15 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019)
"Điều 15. Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước
....
3. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi".
>>> Quy định về cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước như sau:
Đối với người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi.
Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Nộp tờ khai (theo mẫu) đã điền đầy đủ thông tin;
- 02 ảnh chân dung
- Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
- Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;
- Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Nếu là bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Trong thời hạn không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trả kết quả cho người đề nghị.
Như vậy, theo Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân việt nam 2019 nếu có thẻ Căn cước công dân thì người dân có thể tiến hành làm hộ chiếu tại bất kì nơi đâu thuận tiện nhất mà không cần phải có sổ KT3 như trước đây đối với trường hợp làm hộ chiếu tại nơi tạm trú.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Mời các bạn xem chi tiết văn bản Luật tại file đính kèm