Trên thực tế, có nhiều vụ việc cho vay tiền nhưng không đòi lại tiền vì xuất phát từ mối quan hệ, lòng tin, sự thương cảm…nên các bên khi cho vay tiền lại không có làm hợp đồng bằng văn bản. Chính điều này đã gây khó khăn khi bên cho vay muốn đòi lại tiền nhưng không có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh. Vậy việc cho vay không làm hợp đồng vay có thể đòi lại được tiền không.
Cho vay tiền có bắt buộc cần có hợp đồng vay hay không?
Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên và không quy định bắt buộc cho vay tiền phải viết giấy tờ hoặc lập hợp đồng cho vay.
Như vậy, cho vay tiền không bắt buộc phải lập thành hợp đồng.
Tuy nhiên, hợp đồng vay có thể không phụ thuộc vào hình thức nhưng cần phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về giao dịch dân sự.
Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
- Giao dịch dân sự có hiệu lực phải đáp ứng đủ các điều kiện:
+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Bên cạnh đó, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Vì thế, trong trường hợp cho vay không có hợp đồng nhưng vẫn đáp ứng đáp ứng các điều kiện trên thì ngay trong trường hợp không có hợp đồng thì giao dịch vay này vẫn đúng theo quy định pháp luật và được pháp luật công nhận và bảo vệ. Nên bên cho vay có quyền yêu cầu đòi lại khoản tiền đã cho vay, nếu bên vay không trả thì có thể giải quyết thông qua con đường tố tụng là Tòa án để yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
Có thể dùng cuộc ghi âm để làm bằng chứng đối với việc vay tiền không có giấy tờ không?
Việc bên cho vay không có hợp đồng hoặc các văn bản thể hiện việc cho vay tiền, thì pháp luật vẫn công nhận giao dịch thực tế giữa các bên.
Giả sử, bên vay cho rằng việc mượn tiền không có giấy tờ và cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì bên cho vay có thể khởi kiện ra tòa án theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án để thực hiện quyền khởi kiện vụ án của mình.
Tuy nhiên, việc khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bên cho vay phải có nghĩa vụ chứng minh đối với số tiền đã cho bên vay mượn. Trên thực tế, điều này cũng rất khó để thực hiện, vì đa phần những người trốn tránh nghĩa vụ trả nợ sẽ khó để lộ ra sơ hở.
Mặc dù như vậy, bên vay cần phải có chứng cứ chứng minh tồn tại giao dịch vay tiền theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đối với các nguồn thu thập chứng cứ, bao gồm:
-Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử;
- Vật chứng;
- Lời khai của đương sự;
- Lời khai của người làm chứng;
- Kết luận giám định;
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;
- Văn bản công chứng, chứng thực;
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Như vậy, trong trường hợp cho vay tiền không có hợp đồng và bên vay từ chối trả thì bên vay có quyền khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền cùng các tài liệu, chứng cứ chứng minh như tin nhắn, video, ghi âm (có thể lập vi bằng xác nhận) hay sao kê ngân hàng, chuyển khoản...
Có thể thấy, việc chứng minh bằng những chứng cứ nêu trên sẽ gặp một chút khó khăn trong việc chứng minh dữ liệu cung cấp hoặc không đủ nội dung để chứng minh việc bên vay có mượn tiền. Nên để chắc chắn hơn, bên vay khi cho vay tiền cần phải làm hợp đồng vay tiền bằng văn bản, vì đây là chứng cứ an toàn và đủ đảm bảo nhất cho giao dịch dân sự.