Có thể đi tù vì trốn khỏi nơi cách ly Covid-19

Chủ đề   RSS   
  • #552929 27/07/2020

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Có thể đi tù vì trốn khỏi nơi cách ly Covid-19

    Vụ 30 người trốn khỏi Bệnh viện Đà Nẵng sau lệnh cách ly gây bức xúc trong dư luận, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Hành vi trên chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

    Chế tài đối với hành vi trốn khỏi nơi cách ly (Ảnh minh họa)

    Về hành chính, theo điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP:

    "2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    ...

    b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A."

    Trước đó, tại Quyết định 447/QĐ-TTg công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc, đã xác định rõ dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) là bệnh truyền nhiễm nhóm A.

    Do vậy, người có hành vi bỏ trốn khỏi khu vực cách ly y tế có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, buộc phải tiếp tục thực hiện việc cách ly y tế theo Khoản 3 Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP.

    Về hình sự

    - Trường hợp đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được cách ly mà trốn khỏi nơi cách ly gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người (Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015) với mức hình phạt cao nhất lên đến 12 năm tù.

    - Trường hợp chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa mà trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người (Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015).

    Có thể thấy, hành vi trốn tránh cách ly y tế là việc làm hết sức nguy hiểm, trực tiếp đe dọa đến sự an toàn của cộng đồng xã hội. Thiết nghĩ, với trách nhiệm của một công dân, người thuộc diện phải cách ly cần nghiêm túc chấp hành việc cách ly để vừa bảo đảm an toàn cho bản thân, vừa bảo đảm an toàn cho gia đình, cộng đồng, đồng thời tránh những hậu quả  pháp lý đáng tiếc về sau.

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    2322 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #553047   28/07/2020

    Việc đưa ra những chế tài xử phạt đối với những người trốn cách ly, khai báo y tế gian dối góp phần răn đe, ngăn chặn sự gia tăng phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trong thời điểm xảy ra lây lạn trong cộng đồng như hiện nay.

     
    Báo quản trị |