Theo quy định tại Luật hộ tịch 2014 về việc “Đăng ký hộ tịch” được hiểu là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. Vậy liệu trong trường hợp có thẻ CCCD có thể đăng kí hộ tịch ở bất kì nơi đâu được không? Các bạn cùng tham khảo bài viết sau:
Căn cứ Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thẻ CCCD như sau:
"Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân có giá trị chứng nhận căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan có thẩm quyền cấp từ cơ sở dữ liệu căn cước công dân".
Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
- Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
- Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Xem thêm về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân tại đây.
Theo đó, sau khi cấp thẻ căn cước công dân thì nội dung thông tin của chủ thẻ được cập nhật trên hệ thông cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm nhưng thông tin sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được thu thập, cập nhật gồm:
- Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật căn cước công dân như sau:
+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch;
+ Tình trạng hôn nhân;
+ Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại;
+ Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
+ Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
+ Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ; Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
- Ảnh chân dung;
- Đặc điểm nhân dạng;
- Vân tay;
- Họ, tên gọi khác;
- Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
- Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
- Trình độ học vấn;
- Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
Lưu ý: Trường hợp Cơ sở dữ liệu căn cước công dân đang trong thời gian hoàn thiện nếu chưa có hoặc không đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì công dân cần bổ sung thông tin khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân hoặc các thông tin liên quan hộ tịch khác.
Do đó, sau khi Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được hoàn thiện thì thẻ căn cước công dân được xem như một quyển sổ hộ khẩu thu nhỏ. Sau này khi thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân thì không cần phải sử dụng một số giấy tờ khác (như sổ hổ khẩu; giấy khai sinh...) của công dân mà chỉ cần xuất trình thẻ CCCD thì cơ quan công an có thể kiểm tra thông tin của người dân một cách nhanh chóng và tiến hành thực hiện công việc theo yêu cầu.
Về mã số định danh trên thẻ căn cước công dân: Tại Điều 112 Luật Căn cước công dân 2014 quy định "Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành."
Theo đó, quy định về cấu trúc số định danh trên thẻ căn cước công dân Căn cứ Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP như sau "Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên"
Như vậy, mã số định danh giúp cho công dân thuận tiện khi giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các giao dịch dân sự, giúp cơ quan, tổ chức kiểm tra, khai thác các thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Hạn sử dụng thẻ Căn cước công dân được xác định như sau: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Trường hợp bạn làm mất thẻ căn cước công dân thì chỉ điền thông tin theo mẫu (do cơ quan nới đăng kí cung cấp), người có nhiệm vụ thu thập thông tin trên hệ thống dữ liệu sẽ so sánh đối chiếu nếu thông tin chính xác thì bạn sẽ được cấp mới sau khi hoàn thành các bước thu thập dấu vân tay, hình ảnh và nộp lệ phí thì sau thời hạn 15 ngày bạn sẽ được cấp mới thẻ căn cước công dân.
Xem thêm:
>>> Hướng dẫn cách ghi Tờ khai Căn cước công dân mới nhất
>>> Tất tần tật quy định về thời hạn giải quyết các thủ tục về hộ tịch
>>> Khi nào bắt buộc phải đổi CMND thành thẻ CCCD?
>>> Quy định về mức thu lệ phí cấp căn cước công dân từ 16/10/2019
Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 23/11/2019 02:20:54 CH