Cơ sở xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid?

Chủ đề   RSS   
  • #613736 05/07/2024

    huongpham3797

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/11/2022
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cơ sở xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid?

    Cơ sở nào xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid? Thỏa ước Madrid là gì? Thỏa ước Madrid có tổng cộng bao nhiêu Điều?
     

    Thỏa ước Madrid là gì? Thỏa ước Madrid có tổng cộng bao nhiêu Điều?

    “Thỏa ước Madrid” là Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891, được sửa đổi năm 1979.

    Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu có tất cả 18 Điều, cụ thể gồm:

    Điều 1. Thành lập Liên hiệp đặc biệt, nộp đơn đăng ký tại Văn phòng quốc tế, Xác định nước xuất xứ

    Điều 2. Áp dụng Điều 3 của Công ước Pari " đối xử với một số người như là công dân của nước là thành viên của Liên hiệp đặc biệt".

    Điều 3. Nội dung của đơn đăng ký quốc tế

    Điều 3 bis "Sự hạn chế về lãnh thổ"

    Điều 3 ter . Đề nghị "được bảo hộ"

    Điều 4. Hiệu lực của việc đăng ký quốc tế

    Điều 4 bis . Nhãn hiệu đăng ký quốc tế thay thế nhãn hiệu quốc gia đăng ký trước

    Điều 5. Từ chối bởi Cơ quan quốc gia

    Điều 5 bis . Tài liệu chứng minh về việc sử dụng hợp pháp một số dấu hiệu cụ thể của nhãn hiệu

    Điều 5 ter . Bản sao bản đăng bạ quốc tế. Tra cứu trước. Trích lục đăng bạ quốc tế.

    Điều 6. Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký quốc tế. Tính độc lập của đăng ký quốc tế. Kết thúc việc bảo hộ tại nước xuất xứ .

    Điều 7. Gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế

    Điều 8. Phí quốc gia, phí quốc tế. Phân chia số thu, Phụ phí, và Phí bổ sung

    Điều 9. Thay đổi trong đăng bạ quốc gia ảnh hưởng đến đăng ký quốc tế. Giảm danh mục hàng hoá, dịch vụ ghi trong đăng ký quốc tế. Bổ sung vào danh mục đó. Thay thế trong danh mục

    Điều 9 bis . Chuyển giao nhãn hiệu quốc tế, kế thừa thay đổi tại nước của chủ sở hữu

    Điều 9 ter . Chuyển giao nhãn hiệu đăng ký quốc tế đối với một phần hàng hoá, dịch vụ hoặc tại một số nước thành viên cụ thể

    Điều 9 quarter . Cơ quan chung cho một số nước thành viên.Yêu cầu của một số nước thành viên đề nghị được đối xử như một nước thống nhất

    Điều 10. Hội đồng của Liên hiệp đặc biệt

    Điều 11. Văn phòng quốc tế

    Điều 12. Tài chính

    Điều 13. Thay đổi từ Điều 10 đến 13

    Điều 14. Phê chuẩn và tán thành. Có hiệu lực. Tán thành các văn bản trước đó. Áp dụng Điều 24 của Công ước Paris

    Điều 15. Bãi ước

    Điều 16. Áp dụng các văn bản sớm hơn

    Điều 17. Chữ ký, Ngôn ngữ, Nhiệm vụ lưu giữ

    Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp

    thoa-uoc-madrid

    Cơ sở nào xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid?

    Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh (Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009).

    Dẫn chiếu đến Điều 10 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp như sau:

    - Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở chấp nhận bảo hộ của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp đối với đăng ký quốc tế đó.

    Tóm lại, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid được xác lập trên cơ sở chấp nhận bảo hộ của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp đối với đăng ký quốc tế đó.

     
    96 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận