Cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu loại 1 cần đáp ứng năng lực kỹ thuật gì?

Chủ đề   RSS   
  • #607246 01/12/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu loại 1 cần đáp ứng năng lực kỹ thuật gì?

    Khi sửa chữa tàu bị hư hoặc nâng cấp thường phải lựa chọn cơ sở có uy tín và tay nghề cao đặc biệt là cơ sở loại 1. Vậy cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện đường thủy nội địa loại 1 cần phải đáp ứng tiêu chuẩn, năng lực kỹ thuật gì?
     
     
    1. Tiêu chuẩn tổ chức bộ máy và nhân lực của cơ sở đóng tàu loại 1 
     
    Căn cứ tiểu mục 2.1.1 Mục 2.1 QCVN 89:2015/BGTVT cơ sở đóng tàu loại 1 phải tổ chức bộ máy và nhân lực như sau:
     
    Ngoài tổ chức bộ máy theo quy định của pháp luật, phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, mỗi bộ phận phải có tối thiểu 01 kỹ sư chuyên ngành đóng tàu thủy và 01 kỹ sư chuyên ngành máy tàu thủy theo yêu cầu tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 24/2015/NĐ-CP.
     
    2.  Cơ sở vật chất và quy trình công nghệ của cơ sở đóng tàu loại 1
     
    Theo tiểu mục 2.1.2 Mục 2.1 Chương 2 QCVN 89:2015/BGTVT yêu cầu về cơ sở vật chất và quy trình công nghệ của cơ sở đóng tàu loại 1 như sau:
     
    -  Mặt bằng sản xuất        
     
    + Phải có nhà xưởng để gia công chi tiết phục vụ các công đoạn đóng tàu, kho để lưu trữ bảo quản vật tư, trang thiết bị, mặt bằng thi công phải đủ diện tích để bố trí phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện. Nhà xưởng phải được xây dựng, trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp hoặc có hợp đồng thuê sử dụng đất theo quy định của pháp luật đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng Cơ sở. Tùy theo loại vật liệu đóng tàu, phân xưởng thi công và kho bảo quản vật liệu phải tuân thủ các yêu cầu tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
     
    + Phải có triền đà, ụ hoặc biện pháp tương đương để bố trí phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi và phải đủ năng lực để đưa phương tiện lên, xuống nước theo cỡ loại phương tiện dự kiến thi công.
     
    + Bến đỗ phương tiện phù hợp với cỡ loại phương tiện dự kiến thi công, phải đảm bảo luồng lạch cho phương tiện ra, vào thuận tiện và được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
     
    -  Năng lực về giao thông nội bộ
     
    Phải đảm bảo giao thông nội bộ thuận tiện để tiếp nhận, vận chuyển vật tư, trang thiết bị cũng như để liên kết các bộ phận sản xuất.
     
    -  Có khả năng cung ứng về vật liệu, trang thiết bị trong quá trình sản xuất.
     
    -  Tài liệu kỹ thuật và quy trình công nghệ
     
    + Phải có các quy trình công nghệ đóng tàu theo vật liệu, kích cỡ phương tiện mà cơ sở dự định thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng phương tiện.
     
    + Phải có đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa mà cơ sở đã và dự định thi công.
     
    -  Quy trình, thiết bị kiểm tra chất lượng
     
    + Quy trình kiểm tra chất lượng
     
    Phải có các quy trình kiểm tra chất lượng về gia công chế tạo chi tiết lắp ráp, thử để kiểm tra chất lượng sản phẩm và nghiệm thu các sản phẩm trong quá trình đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa.
     
    + Trang bị dụng cụ kiểm tra chất lượng
     
    Phải có đầy đủ các dụng cụ cần thiết để phục vụ việc kiểm tra chất lượng sản phẩm (các loại thước đo, đồng hồ đo...).
     
    + Các nhà cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng
     
    Nếu cơ sở không đáp ứng được các yêu cầu quy định tại điểm a và điểm b mục 2.1.2.5, phải có các cơ sở cung cấp các dịch vụ kiểm tra chất lượng thông qua các nhà thầu phụ để kiểm tra máy móc, vật liệu cũng như nghiệm thu các hạng mục trong thi công.
     
    3. Yêu cầu về năng lực thi công của cơ sở đóng tàu loại 1
     
    Căn cứ 2.1.3 Mục 2.1 Chương 2 QCVN 89:2015/BGTVT yêu cầu về năng lực thi công của cơ sở đóng tàu loại 1 như sau:
     
    -  Thi công phần thân tàu, trang thiết bị
     
    + Phải có sàn phóng dạng hoặc phương pháp phóng dạng tương đương để triển khai đóng theo thiết kế.
     
    + Có các máy móc trang thiết bị phục vụ gia công, lắp ráp các bộ phận kết cấu thân tàu.
     
    + Có công nhân được đào tạo theo quy định để thực hiện các công đoạn chế tạo, gia công chi tiết và lắp ráp vỏ tàu phù hợp loại vật liệu đóng tàu và các quy định trong quy chuẩn.
     
    + Có thợ hàn được công nhận theo quy chuẩn kỹ thuật để thực hiện công việc hàn tàu (đối với tàu đóng bằng vật liệu kim loại và vật liệu khác có liên kết bằng phương pháp hàn).
     
    + Phải có quy trình hàn đối với cơ sở đóng tàu bằng vật liệu kim loại và vật liệu khác có liên kết bằng phương pháp hàn.
     
    -  Thi công phần máy, điện tàu
     
    + Có khả năng gia công chế tạo các chi tiết cơ khí phục vụ cho việc lắp đặt các máy chính, máy phụ, hệ thống đường ống, hệ thống điện trên tàu.
     
    + Có khả năng sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt máy chính, máy phụ, các hệ thống đường ống, hệ thống điện trên tàu.
     
    + Có công nhân được đào tạo theo quy định để thực hiện gia công chế tạo các chi tiết cơ khí, sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy chính, máy phụ, các hệ thống đường ống, hệ thống điện trong quá trình đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện.
     
    Ngoài ra, trong trường hợp Cơ sở không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu nêu tại mục 2.1.2 và mục 2.1.3 thì phải có các nhà thầu phụ cung cấp các dịch vụ mà Cơ sở còn thiếu để đảm bảo quá trình sản xuất.
     
    57 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận