Có quyền nuôi con không?

Chủ đề   RSS   
  • #583149 29/04/2022

    dungbonsai

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:26/03/2022
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Có quyền nuôi con không?

    Em có 2 bé đều dưới 36 tháng tuổi mà em muốn ly hôn với vợ.nhưng không thỏa thuận được quyền nuôi hai bé. điều kiện nuôi dưỡng hai bên tương đương nhau.vợ em thì muốn nuôi cả hai còn em cũng vậy.nếu ly hôn em có được quyền nuôi 1 bé không vậy?
     
     
    614 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dungbonsai vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/06/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #583155   29/04/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Có quyền nuôi con không?

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
    Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
     ...
    Hiện tại, 2 con đều dưới 36 tháng tuổi thì về cơ bản sẽ được giao cho người Mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên nếu Người Mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng hoặc Cha, mẹ có thỏa thuận khác để đảm bảo lợi ích của con thì sẽ xem xét trên Thỏa thuận giữa các bên để xác định ai sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn.
    Ở đây, không khẳng định chắc chắn ai sẽ chăm con sau ly hôn, về cơ bản sẽ theo nguyên tắc trên, do đó, vấn đề còn lại thì Cha, mẹ có thể thỏa thuận người chăm sóc để phù hợp nhất cho con, và ai cũng có thể quan tâm, chăm sóc con sau ly hôn.
    Vậy nên bản thân anh và vợ cần có sự thỏa thuận thống nhất mặc dù về cơ bản ai cũng có điều kiện phù hợp để nuôi 2 người con, tuy nhiên cần quan tâm vấn đề lâu dài và mọi mặt của con, dù ai chăm sóc con thì người còn lại vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng và cùng nhau chăm sóc, giáo dục con.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #583698   30/04/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Có quyền nuôi con không?

    Về việc nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn: khoản 3 Điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường họp người mẹ không đủ điều kỉện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác phù họp với lợi ích của con”.

    Như vậy, với con dưới 36 tháng tuổi mẹ được ưu tiên quyền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi. Nhưng ưu tiên này không phải quyền tuyệt đối, trong những trường hợp nhất định, người bố sẽ có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi. Cụ thể, trong các trường hợp sau, tòa án sẽ quyết định bố là người trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn:

    – Bố và mẹ thỏa thuận bố là người nuôi con và thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con. Quan hệ hôn nhân gia đình cũng là một quan hệ pháp luật dân sự nên khi giải quyết ly hôn, Tòa án tôn trọng thỏa thuận của các đương sự. Do đó, nếu vợ chồng đã thỏa thuận rõ bố nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn và thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con Tòa án sẽ ghi nhận điều này.

    – Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi.  Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là mẹ không đáp ứng đủ một hoặc cả hai điều kiện sau:

    +) Điều kiện về vật chất bao gồm: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con.

    +) Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của mẹ.

    Để được nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp này, người bố ngoài đưa ra các chứng cứ chứng minh mẹ không đủ điều kiện cũng phải chứng minh mình có đủ hai điều kiện trên.

    Như vậy nếu thuộc một trong hai trường hợp trên, bố sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn.

     
    Báo quản trị |  
  • #585665   23/06/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Có quyền nuôi con không?

    Tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”

    Căn cứ theo quy định nêu trên, khi ly hôn nếu hai vợ chồng không tự thỏa thuận được về quyền nuôi con thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật. Theo quy định pháp luật, khi ly hôn, nếu con chưa đủ 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trong trường hợp, nếu người vợ chứng minh được bản thân vẫn có khả năng (về sức khỏe, vật chất, tinh thần) để trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì theo quy định nêu trên, người vợ vẫn được quyền trực tiếp nuôi con, khi anh không trực tiếp nuôi con thì sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    Tuy nhiên, Cha, mẹ nên thỏa thuận người chăm sóc để phù hợp với lợi ích cho con và người không trực tiếp nuôi nên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con tốt nhất, luôn mang đến niềm hạnh phúc cho còn là điều quan trọng nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #586910   30/06/2022

    leehuy97
    leehuy97
    Top 500
    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:29/06/2022
    Tổng số bài viết (214)
    Số điểm: 1398
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Chào anh/chị, về trường hợp của anh/chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Theo khoản 3 Điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn:

    “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường họp người mẹ không đủ điều kỉện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác phù họp với lợi ích của con”.

    Theo quy định này, thì về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi do người mẹ nuôi dưỡng, tuy nhiên nếu người mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác thì Tòa án sẽ xem xét quyết định việc giao cho ai nuôi dưỡng trên cơ sở lợi ích của con. 

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

    “3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

    Theo quy định này anh/chị nếu không trực tiếp nuôi con thì vẫn có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở với mục đích không làm ảnh hưởng xấu ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con với người trực tiếp nuôi con.

    Theo như thông tin từ anh/chị thì điều kiện nuôi con của anh/chị là tương đương nên chị/người vợ sẽ đương nhiên có quyền trực tiếp nuôi con theo quy định. Còn vấn đề anh/người chồng muốn trực tiếp nuôi con thì ngoài các quy định có thể nói là bất lợi thì anh/người chồng có thể thuyết phục bằng tình cảm tình nghĩa vợ/chồng trong thời gian chung sống và cho thấy được sự thật tâm muốn nuôi dưỡng con chăm sóc con của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #588247   26/07/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Có quyền nuôi con không?

    Về trường hợp của bạn, tôi có một số quan điểm như sau:

    Theo thông tin Anh cung cấp, hiện Anh có 02 người con đều dưới 36 tháng tuổi, kinh tế Anh và vợ Anh ngang nhau và hiện tại vợ Anh muốn dành quyền nuôi cả 02 đứa con. Trường hợp của Anh được pháp luật quy định về viêc nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn như sau:

    Căn cứ Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

    "Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    [...]

    Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

    => Theo đó, con dưới 36 tháng tuổi ưu tiên quyền nuôi dưỡng cho người mẹ, vì thời điểm con chưa đầy 36 tháng tuổi cần sự chăm sóc của người mẹ hơn là người cha. Trừ truòng hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Tuy nhiên trường hợp này, Anh và vợ đều có kinh tế như nhau. Do đó Anh không giành được quyền nuôi con từ lý do kinh tế của vợ.

    Như vậy, Anh chỉ còn cách là thỏa thuận với vợ về quyền nuôi con của mình. Nếu trường hợp Anh không thể thỏa thuận được với người vợ về vấn đề nêu trên, thì Anh có thể "trông cậy" vào thủ tục hòa giải ở cơ sở trước khi đưa ra Tòa. Theo đó, bên thứ ba tiến hành thuyết phục, hỗ trợ cho các bên trong thỏa thuận, thương lượng để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bất đồng với nhau. Hòa giải viên có thể thuyết phục người vợ cho Anh nuôi dưỡng 01 người con của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #589263   01/08/2022

    phamminhhien0408
    phamminhhien0408

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:15/07/2022
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Có quyền nuôi con không?

    Ý kiến cá nhân

    Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn 

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Sau khi ly hôn cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con, tuy quy định con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ đây là sự ưu tiên khi con còn quá nhỏ. Tuy nhiên 2 vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau chị có thể chăm sóc 2 đứa, anh có thể phụ cấp và chăm nom nếu điều kiện cho phép, trường hợp hai vợ chòng thỏa thuận được mỗi người 1 đứa hoặc anh có thể chứng minh việc nuôi 2 bé thì kinh tế không đảm bảo. Mong rằng hai vợ chồng tìm ra hướng giải quyết tốt nhất, đặc biệt là với bé.

     
    Báo quản trị |  
  • #591785   29/09/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Có quyền nuôi con không?

    Chào anh, về vấn đề của anh căn cứ Điều 81, 82 Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

     

    về cơ bản pháp luật không quy định bắt buộc con dưới 36 tháng tuổi phải do mẹ nuôi. Trong trường hợp của anh nếu thỏa thuận với vợ được thì anh và vợ mỗi người nuôi một bé. Trường hợp không thỏa thuận được anh chứng minh vợ anh không đủ điều kiện nuôi con như sau

    - Về kinh tế: không đủ kinh tế nuôi con, đang mắc nợ, không lo cho con nhũng điều kiện dịch vụ tốt như tả, sữa, khám sức khỏe,... không đáp ứng nhu cầu tối thiểu về chỗ ở ăn uống, học tập,...

    - Về tinh thần: không có thời gian chăm sóc con, không gần gũi nuôi dạy con tốt, nhân cách đạo đức dễ làm con bị ảnh hưởng xấu,...

    theo đó, anh cần đưa ra các bằng chứng chứng minh việc vợ anh không đủ điều kiện nuôi con. trong trường hợp này tòa án sẽ xem xét xác địnhuyền nuôi con thuộc về bên có điều kiện tốt nhất nu7ooi con.

     
    Báo quản trị |