Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng được chia đôi (tất nhiên sẽ có tính đến các yếu tố như hoàn cảnh của gia đình, của vợ chồng, công sức đóng góp của vợ chồng...). Tuy nhiên có phải tất cả những tài sản có trong thời kỳ hôn nhân (xác định là tài sản chung của vợ chồng) đều phải chia đôi hay không?
Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: "Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng".
- Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
- Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
- Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Như vậy ví dụ người chồng có khoản tiền tiết kiệm có nguồn gốc từ tiền trợ cấp thương binh thì đó là tài sản riêng của chồng, không thực hiện chia đôi khi ly hôn.