Có phải mức lương cơ sở 2,34 triệu chỉ được áp dụng đến năm 2026?

Chủ đề   RSS   
  • #615129 12/08/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 451 lần


    Có phải mức lương cơ sở 2,34 triệu chỉ được áp dụng đến năm 2026?

    Gần đây, thông tin về mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng chỉ áp dụng đến năm 2026 đang được nhiều người quan tâm. Liệu mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng có thực sự chỉ được áp dụng đến năm 2026?

    Tại khoản 5.2 Điều 5 Kết luận 83/KL-TW năm 2024 của Ban Chấp hành Trung ương có quy định , Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.

    (1) Có phải mức lương cơ sở 2,34 triệu chỉ được áp dụng đến năm 2026?

    Theo quy định tại khoản 5.2 Điều 5 Kết luận 83/KL-TW, Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo Ban Kinh tế Trung ương và ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu thực hiện 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới để trình Trung ương xem xét sau năm 2026.

    Như vậy, khi thực hiện 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới vào năm 2026 thì sẽ bãi bỏ việc lãnh lương theo mức lương cơ sở 2,34 triệu hiện tại.

    Tuy nhiên, Bộ Chính trị giao cho Ban Kinh tế Trung ương đề xuất thực hiện 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp mới và trình Trung ương xem xét sau năm 2026 nhưng phải thực hiện sau khi đánh giá tính phù hợp, khả thi của việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW.

    Do đó, việc áp dụng mức lương cơ sở 2,34 triệu đến năm 2026 chỉ đang dừng lại ở chủ trương của Bộ Chính trị, cần phải xem xét thêm các yếu tố về tính khả thi, sự phù hợp  và sau khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị thì mới thực hiện được.

    Trước đó, do tình hình thực tiễn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng bảng lương và danh mục vị trí việc làm, tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP, lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức được tăng lên từ 1,8 triệu đồng thành 2,34 triệu đồng và tạm hoãn việc cải cách tiền lương (áp dụng từ ngày 01/7/2024).

    Do vậy, việc thực hiện cải cách tiền lương và trả lương dựa trên Bảng lương theo vị trí việc làm sẽ được thực hiện trong thời gian sắp tới, theo tinh thần của Kết luận 83/KL-TW thì sau năm 2026 sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng và thực hiện triệt để cải cách tiền lương.

    (2) Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW là gì?

    Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 yêu cầu thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương và các khoản phụ cấp, chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương. Đồng thời, bổ sung tiền thưởng, quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

    Cùng với đó, xây dựng, ban hành hệ thống 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, như sau:

    - 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

    - 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.

    - 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).

    - 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an.

    - 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

    Ngoài ra, Nghị quyết 27-NQ/TW sẽ gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).

    Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.

    Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).

    Tổng kết lại, nếu việc xây dựng 05 bảng lương và 09 chế độ phụ cấp trên được hoàn thiện, phù hợp và khả thi thì sẽ thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW vào năm 2026. Trên tinh thần đó, việc áp dụng mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng để tính tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị bãi bỏ vào năm 2026.

     
    106 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn motchutmoingay24 vì bài viết hữu ích
    admin (30/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận