Có phải báo tăng lao động đối với thai sản đi làm sớm không?

Chủ đề   RSS   
  • #586348 28/06/2022

    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Có phải báo tăng lao động đối với thai sản đi làm sớm không?

    Theo quy định tại Điều 40 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    Điều 40. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

    1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;

    b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

    2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.

    Cũng theo đó, tại 6.3, khoản 6, Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:

    “Điều 42. Quản lý đối tượng

    ...

    6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

    6.3. Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN”

    Như vậy, thời gian nghỉ thai sản thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT và BHTN. Nhưng khi người lao động đi làm lại sẽ phát sinh nghĩa vụ đối với các loại bảo hiểm này. Vì vậy, Công ty phải báo tăng lao động để đưa tiền lương và tiền đóng BHXH, BHYT và BHTN cho người lao động vào chi phí.

     

     
    1482 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #586499   28/06/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Có phải báo tăng lao động đối với thai sản đi làm sớm không?

    Cảm ơn bài viết của bạn và mình xin phép bổ sung thêm như sau:

    Theo Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian lao động nữ nghỉ sinh con như sau:

    1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

    Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

    Cũng theo quy định tại Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con như sau:

    1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;

    b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

    2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.

    Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 139 Bộ Luật lao động 2019 về nghỉ thai sản như sau:

    4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    Như vậy, người lao động nghỉ thai sản hưởng chế độ được 4 tháng và muốn đi làm lại mà đủ điều kiện về thời gian hưởng chế độ, cần phải báo trước cho công ty và phải được sự đồng ý của công ty. Thời gian còn lại 2 tháng hưởng chế độ thai sản của người lao động vẫn được hưởng và nếu đi làm lại thì sẽ được hưởng lương làm việc bình thường.

     

    Ngoài ra thì khi người lao động đi làm sớm có phải đóng BHXH căn cứ theo quy định tại Khoản 6.3 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 về quản lý đối tượng như sau:

    6.3. Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

    Vì vậy, trong trường hợp kể từ thời điểm lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì người lao động và công ty phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #587205   30/06/2022

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ. Như vậy, khi lao động nữ đi làm trở lại trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con tức là công ty sẽ có trách nhiệm phải đóng lại các loại bảo hiểm cho người lao động. Do đó, công ty cần phải thực hiện báo tăng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #588662   29/07/2022

    Có phải báo tăng lao động đối với thai sản đi làm sớm không?

    Theo quan điểm của mình việc thông báo thay đổi số lượng lao động khi người lao động nghỉ thai sản đi làm trở lại. Vì việc đi làm lại sẽ ảnh hưởng tới nhiều vấn đề, quyền lợi của người lao động. Có thể kể tới như chế độ đóng bảo hiểm, tiền công đoàn.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #590047   26/08/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Có phải báo tăng lao động đối với thai sản đi làm sớm không?

    Theo quy định thì khi người lao động đi làm sớm sau khi sinh còn thì vẫn được hưởng chế độ thai sản nhưng mà vẫn phải đóng BHXH, BHTN nên khi người lao động đi làm sớm vẫn phải tiến hành báo tăng BHXH tại cơ quan BHXH để thực hiện việc nộp BHXH.

     

     
    Báo quản trị |