Ngày 1/5/2017,trên một diễn đàn mạng ghi lại vụ ồn ào sau va chạm giao thông trên phố Bùi Thị Xuân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) khiến nhiều người xôn xao.Theo đó, chiếc xe ô tô hiệu Lexus đã xi nhan rẽ phải nhưng lại đánh lái sang bên trái, va quệt vào hông xe ô tô lưu thông cùng chiều từ phía sau.
Những trường hợp được quy định phải bật đèn xi-nhan bao gồm: chuyển làn; rẽ phải, rẽ trái, quay đầu; vượt xe khác; cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ xe. Còn những trường hợp bật “nhầm” xi-nhan tức là người điều khiển phương tiện giao thông dự định rẽ trái nhưng lại bật xi nhan phải hoặc ngược lại rẽ phải nhưng lại bật xi nhan trái, hoặc chẳng rẽ trái cũng chẳng rẽ phải nhưng cứ để xi nhan. Tất cả những hành vi này dù là "quên" tắt xi nhan, hay nhầm lẫn phương hướng xi nhan đi nữa đều là hành vi gây phiền phức cho người đi sau, và không may có thể gây ra va chạm giao thông ngoài ý muốn
Theo luật thì chỉ có quy định xử phạt các trường hợp chuyển làn, rẽ nhưng không xi-nhan xin đường, còn trường hợp xi-nhan mà không rẽ thì chưa có chế tài để xử lý. “Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ”. Như vậy, khi có dự định chuyển hướng đi thì người điều khiển phương tiện giao thông phải bật đèn tín hiệu báo trước, nếu không sẽ bị coi là vi phạm Luật giao thông đường bộ và bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Thế nhưng nếu như chẳng rơi vào các trường hợp nêu trên mà rơi vào trường hợp bật xi nhan, sử dụng đèn xi nhan khi không chuyển hướng hay chuyển hướng này nhưng bật “nhầm” xi nhan hướng khác thì có nên phạt hay không? Và phạt như thế nào?
Cập nhật bởi hailetran ngày 12/10/2017 10:50:22 CH