CÓ NÊN THÊM MÔN LUẬT HÌNH SỰ VÀO CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG?

Chủ đề   RSS   
  • #396404 15/08/2015

    di_mien

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2015
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 1095
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    CÓ NÊN THÊM MÔN LUẬT HÌNH SỰ VÀO CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG?

    Bộ Giáo dục đã công bố dự thảo chương trình học của các em bây giờ sẽ là môn tự chọn, các em sẽ lựa chọn các môn tùy sở thích trong nhóm các môn tự chọn tuỳ ý, tự chọn trong nhóm môn học hoặc tự chọn trong môn học. Cá nhân mình thấy với thời thế “hỗn lọan” hiện nay nên để môn Luật hình sự vào cho các bé được học (nên là môn bắt buộc), chủ yếu là học về những điều cơ bản trong Bộ luật hình sự để tránh vi phạm và gây ảnh hưởng tới xã hội.

    học, luật hình sự, chương trình học, giáo dục

    Việc học thêm môn Luật hình sự này sẽ có những ích lợi sau đây:

    1/ Các em sẽ không “yêu đương” sớm.

    2/ Các em sẽ được giáo dục trước về mặt pháp luật để khi hành động bất kỳ việc gì đều suy nghĩ, tránh nông nổi, bốc đồng và gây hậu quả đáng tiếc.

    3/ Hiểu được các vấn đề trên thực tế để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho chính bản thân mình.

    4/ Với xu thế hịên nay, các em lớn trước tuổi nên việc các em biết luật sớm sẽ giúp các em tự bảo vệ mình và góp phần phát triển xã hội.

    Các bác nghĩ sao về vấn đề này?

     
    8163 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #396413   15/08/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    Vậy lỡ các em biết rằng quan hệ tự nguyện từ đủ 16 tuổi trở lên không bị tù thì sao? Gia tăng thêm tình trạng qhtd tuổi vị thành niên. Chưa kể là tình trạng đi sai Luật Giao thông còn nhiều, sao không dạy cái đó?

    Túm lại là dạy cho các em nắm cái gốc, biết và hiểu Luật, đừng nên đi sâu vào một Luật nào đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #396415   15/08/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Thật ra vấn đề bạn di_mien nói có trong môn Giáo dục công dân rồi

     
    Báo quản trị |  
  • #396437   15/08/2015

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    Chào bạn di_mien

    Nếu "các em" học hình sự và biết là "các em" ở tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự thì mấy cô giáo sẽ nguy hiểm lắm.

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn oneclicklogin vì bài viết hữu ích
    tamnt133 (15/08/2015)
  • #396442   15/08/2015

    di_mien
    di_mien

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2015
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 1095
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Cảm ơn các bạn nhiều ^^

    Cá nhân mình nghĩ là học môn Luật hình sự nhưng chỉ là học chung, nêu ra những vấn đề học sinh cần biết chứ không hẳn vô chuyên sâu ah ^^

     
    Báo quản trị |  
  • #396451   15/08/2015

    vanminhthinhvuong
    vanminhthinhvuong

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2015
    Tổng số bài viết (72)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 7 lần


    Em kết nhất câu "lớn trước tuổi" của bác :))))

    Phẩm chất NÔNG DÂN, Trí tuệ DOANH NHÂN...

     
    Báo quản trị |  
  • #396512   16/08/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Biết sớm quá chưa phải là hay, ở các nước phát triển, trình độ dân trí cao, tương đương với việc tội phạm ngày càng nguy hiểm

     
    Báo quản trị |  
  • #396525   16/08/2015

    mcjambi
    mcjambi
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (237)
    Số điểm: 1705
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 46 lần


    Tôi cho rằng các em sẽ ít nhiều không thể ngấm được môn luật khô khan, cần phải giáo dục chúng bằng những câu chuyện dễ hiểu hơn, môn giáo dục công dân là không đủ !

     
    Báo quản trị |  
  • #396541   17/08/2015

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chương trình GDCD THPT làm gì dạy mấy cái này :)) Các bạn xem lại sách giáo khoa đi.

    Nó chỉ dạy về các phương pháp luận, quan hệ kinh tế, chính trị, pháp luật ... theo quan điểm của triết học Mác - Lê Nin, là môn đệm cho môn triết học Mác Lê Nin và ĐLCMĐCS ở bậc đại học thôi nhé.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #396543   17/08/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    boyluat viết:

    Chương trình GDCD THPT làm gì dạy mấy cái này :)) Các bạn xem lại sách giáo khoa đi.

    Nó chỉ dạy về các phương pháp luận, quan hệ kinh tế, chính trị, pháp luật ... theo quan điểm của triết học Mác - Lê Nin, là môn đệm cho môn triết học Mác Lê Nin và ĐLCMĐCS ở bậc đại học thôi nhé.

    Mình nhớ GDCD năm 12 có học về PL nhưng không nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #396545   17/08/2015

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    Có thể là nên đưa luật dân sự vào giáo dục cho các em. Thông qua đó giáo dục các em sống phải biết dựa vào quyền và nghĩa vụ của mình và tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người khác.

    Đồng thời, nếu tất cả hoặc đa số các em biết thực hiện và sống phải dựa vào quyền và nghĩa vụ thì sẽ phân biệt được đúng sai; do đó cái sai sẽ thành thiểu số và không ai có thể bao che trắng trợn cho người sai trái được.

    Khi các em biết luật dân sự thì sẽ hiểu và tôn trọng quyền sở hữu (mượn viết, mượn tập...phải trả; làm hư phải đền); tôn trọng quyền tự do của người khác, bảo vệ quyền tự do của mình (không bắt ép bạn làm theo ý mình)....tranh chấp và bạo lực giữa các em sẽ giảm hoặc không gay gắt vì đúng sai đã rõ.

    Khi đã có cách sống biết tôn trọng pháp luật thì việc thực hiện các luật khác sẽ không khó; nếu dạy cho các em về luật hình sự hoặc luật giao thông... khi các em chưa được tiếp cận hằng ngày thì sẽ không thích thú, khó hiểu và mau quên

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #396548   17/08/2015

    huannguyen90
    huannguyen90

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 1099
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 29 lần


    Ở nước ngoài , như Nga chẳng hạn, người ta sẽ có môn pháp luật chung (như các bạn học đại học k phải chuyên ngành luật học) nhưng nó dạy những kiến thức chung về pháp luật, chính trị 

    ngoài ra sẽ có môn triết chung (tất nhiên là sẽ không có chủ nghĩa nọ kia mà ngta đi sâu vào cách logic , suy luận và phản biện ) 

    ở Việt Nam, các bạn tin là ngta dám đào tạo thế không ? :)) 

    Solicitor

    luatgiatre90@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #598598   10/02/2023

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    CÓ NÊN THÊM MÔN LUẬT HÌNH SỰ VÀO CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG?

    Theo mình việc tìm hiểu các bộ luật là điều không dễ dàng ở lứa tuổi này vì vậy chỉ nên tổ chức các cuộc thi về các vấn đề chung nhất hoặc thực hiện các buổi tuyên truyền pháp luật trong nhà trường để phổ biến cho học sinh.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #599422   28/02/2023

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    CÓ NÊN THÊM MÔN LUẬT HÌNH SỰ VÀO CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG?

    Theo quan điểm của mình thì không nên do hiện nay chương trình học của các em học sinh đã rất nặng rồi. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm cách giảm nhẹ chương trình giảng dạy nên không cần đưa thêm môn mới. Thay vào đó chúng ta có thể lồng ghép vào chung với môn giáo dục công dân với các thông tin cơ bản, thiết thực giúp các em dễ dàng tiếp cận thông tin cơ bản liên quan đến Luật hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #599496   28/02/2023

    CÓ NÊN THÊM MÔN LUẬT HÌNH SỰ VÀO CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG?

    Để các em học sinh bậc THPT hiểu biết và nắm luật cũng rất quan trọng, nhằm giúp các em có thêm những kiến thức và thông tin về pháp luật để tuân thủ và chấp hành. Tuy nhiên theo mình nghĩ thì luật hình sự nên là những buổi học ngoại khóa thay vì môn học chính và có thể đa dạng cách học để các em có nhiều hứng thú hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #600937   30/03/2023

    VovoQuynh
    VovoQuynh

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:23/03/2023
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    CÓ NÊN THÊM MÔN LUẬT HÌNH SỰ VÀO CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG?

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin hữu ích về việc có nên thêm môn luật hình sự vào chương trình trung học phổ thông.

    Mình xin có ý kiến đóng góp như sau: việc giáo dục pháp luật cho đối tượng học sinh là một điều tốt để các em có thể nhận thức được mức độ nguy hiểm cũng như những tội mà đối tượng như các em dễ mắc phải. Tuy nhiên với số lượng tội quy định trong BLHS là khá nhiều và có những tội mà ngoài phạm vi của các em nên chỉ nên dạy những tội mà phù hợp với lứa tuổi các em, cũng như có phương pháp dạy hiệu quả hứng thú vì đây là những đối tượng cần định hướng đúng đắn trong mọi lĩnh vực. 

     
    Báo quản trị |