Có mấy loại ánh sáng báo hiệu trên biển? Quy định về chu kỳ sử dụng đèn chiếu trên biển ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #605730 27/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Có mấy loại ánh sáng báo hiệu trên biển? Quy định về chu kỳ sử dụng đèn chiếu trên biển ra sao?

    Giao thông trên đường thủy nội địa bên cạnh việc tuân thủ các biển báo hiệu, thì người lái tàu, người điều khiển phương tiện đường thủy còn phải nắm được các tín hiệu ánh sáng. Vậy, các tín hiệu ánh sáng này được quy định ra sao, các hoạt động thế nào?
     
    co-may-loai-anh-sang-bao-hieu-tren-bien-chu-ky-su-dung-den-chieu
     
    1. Đường thủy nội địa được hiểu thế nào?
     
    Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (sửa đổi bởi Luật Giao thông đường thủy nội địa 2014) đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
     
    2. Quy định về ánh sáng ban đêm của đèn hiệu 
     
    Theo tiểu mục 1.8 QCVN 39:2020/BGTVT quy định ánh sáng ban đêm của đèn hiệu về ban đêm, độ chiếu sáng của tín hiệu phải đảm bảo có tầm nhìn xa ít nhất là 1000 m bằng mắt thường trong điều kiện tầm nhìn xa lý tưởng. (Khí quyển có tầm nhìn xa khí tượng là 10 hải lý với ngưỡng cảm ứng độ sáng của mắt người quan sát quy ước bằng 0,2 micro-lux).
     
    (1) Ánh sáng của tín hiệu ban đêm có 4 màu: đỏ - xanh lục - vàng - trắng
     
    (2) Khi dùng đèn điện để chiếu sáng biển báo hiệu, thì phải đảm bảo nhìn thấy rõ báo hiệu từ phạm vi 500m trở lên trong điều kiện tầm nhìn xa lý tưởng.
     
    - Ánh sáng đỏ là ánh sáng của báo hiệu giới hạn luồng, báo hiệu vật chướng ngại bên bờ phải và của báo hiệu thông báo cấm.
     
    - Ánh sáng xanh lục là ánh sáng của báo hiệu giới hạn luồng, báo hiệu vật chướng ngại bên bờ trái và của báo hiệu thông báo điều khiển sự đi lại.
     
    - Ánh sáng vàng là ánh sáng của báo hiệu chỉ hướng của luồng như chuyển luồng, chập tiêu, định hướng luồng trên đường thủy rộng, khoang thông thuyền, báo hiệu giới hạn vùng nước.
     
    - Ánh sáng trắng là ánh sáng của các đèn hiệu chỉ tim luồng trên đường thủy rộng, chỉ vật chướng ngại trên đường thủy rộng, báo hiệu nơi phân luồng ngã ba sông.
     
    (3) Ánh sáng có các chế độ:
     
    - Chớp 1 ngắn: 1 chớp sáng ngắn, tiếp đến 1 khoảng tối dài (ký hiệu FI)
     
    - Chớp 1 dài: 1 chớp sáng dài, tiếp đến 1 khoảng tối ngắn (ký hiệu OC)
     
    - Chớp 2: 2 chớp sáng ngắn liên tiếp xen kẽ 1 khoảng tối ngắn ở giữa, tiếp đến 1 khoảng tối dài (ký hiệu FI(2)).
     
    - Chớp 3: 3 chớp sáng ngắn liên tiếp xen kẽ 2 khoảng tối ngắn, tiếp đến 1 khoảng tối dài (ký hiệu FI(3)).
     
    - Chớp đều (ký hiệu ISO):
     
    + Chớp đều: 1 chớp sáng dài, tiếp đến 1 khoảng tối dài, thời gian sáng và tối bằng nhau.
     
    + Chớp đều nhanh (còn gọi là nháy): các chớp sáng ngắn xen kẽ với các khoảng tối ngắn, thời gian sáng và tối bằng nhau.
     
    + Chớp nhanh liên tục: các chớp sáng ngắn liên tiếp rất nhanh xen kẽ với các khoảng tối rất ngắn (ký hiệu Q).
     
    + Đèn sáng liên tục (ký hiệu F). Ví dụ:
     
    FI.(R) 5s: Chớp 1 ngắn, ánh sáng màu đỏ chu kỳ 5 giây.
     
    FI.(G) 5s: Chớp 1 ngắn, ánh sáng màu xanh lục chu kỳ 5 giây.
     
    OC.(W) 5s: Chớp 1 dài, ánh sáng màu trắng chu kỳ 5 giây.
     
    ISO.(Y) 6s: Chớp đều,ánh sáng màu vàng chu kỳ 6 giây.
     
    (4) Trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa chính, đèn hiệu phải có gắn thiết bị thông báo các thông số kỹ thuật gồm: tọa độ báo hiệu, dòng điện, điện áp nguồn điện, chế độ chớp và các thông số khác liên quan đến tình trạng hoạt động tức thời của báo hiệu, truyền tín hiệu về trung tâm điều hành của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc đơn vị được Bộ Giao thông vận tải giao. Với các đèn hiệu lắp trên phao, phải có gắn thêm thiết bị định vị vệ tinh hoặc AIS để xác định vị trí tức thời của phao.
     
    3. Phân loại báo hiệu trên đường thủy nội địa
     
    Tại tiểu mục 1.5 QCVN 39:2020/BGTVT phân loại báo hiệu đường thủy nội địa phân thành 3 loại (nhóm) như sau:
     
    - Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn của luồng hoặc hướng tàu chạy: Là những báo hiệu giới hạn phạm vi chiều rộng, chỉ vị trí hoặc chỉ hướng của luồng tàu chạy nhằm hướng dẫn phương tiện đi đúng luồng.
     
    - Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm: Là những báo hiệu chỉ cho người lái phương tiện thủy biết vị trí các vật chướng ngại, các vị trí hoặc khu vực nguy hiểm trên luồng để phòng tránh.
     
    - Báo hiệu thông báo chỉ dẫn: Là những báo hiệu thông báo các tình huống có liên quan đến luồng hoặc điều kiện tàu chạy để người lái phương tiện kịp thời có các biện pháp phòng ngừa và xử lý, bao gồm các báo hiệu thông báo cấm, thông báo sự hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.
     
    4. Quy định về vật mang biển báo hiệu
     
    Vật mang biển báo hiệu là các vật thể để mang biển báo hiệu:
     
    - Cố định (gọi chung là cột, trụ, dàn hoặc các dạng kết cấu khác):
     
    + Đặt phía bờ phải: Vật mang biển báo hiệu có màu đỏ - trắng xen kẽ
     
    + Đặt phía bờ trái: Vật mang biển báo hiệu có màu xanh lục - trắng xen kẽ
     
    + Nơi phân luồng: Vật mang biển báo hiệu có màu đỏ - trắng -xanh lục -trắng xen kẽ
     
    - Báo hiệu nổi:
     
    + Đặt phía bờ phải: Vật mang biển báo hiệu có màu đỏ
     
    + Đặt phía bờ trái: Vật mang biển báo hiệu có màu xanh lục
     
    + Nơi phân luồng: Vật mang biển báo hiệu có màu đỏ - xanh lục xen kẽ kiểu múi khế.
     
    + Đặt ở nơi có vật chướng ngại trên đường thủy rộng (lớn hơn 500m): phao màu đỏ - đen xen kẽ kiểu múi khế.
     
    619 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (08/11/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận