Có hay không việc NOO Phước Thịnh xâm phạm bản quyền?

Chủ đề   RSS   
  • #504107 07/10/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Có hay không việc NOO Phước Thịnh xâm phạm bản quyền?

    Mấy ngày qua, dư luận đã lại được “thỏa sức” xôn xao, bàn tán về một vụ tranh chấp bản quyền tác giả trong MV của một ca sỹ hàng đầu Việt Nam hiện nay. Cụ thể, đó là vụ tranh chấp bản quyền giữa nhạc sĩ người Mỹ Zack Hemsey và ca sĩ Noo Phước Thịnh.

    Nhạc sĩ Zack Hemsey (nguyên đơn) đã có đơn kiện gửi Toà án Nhân dân TP.HCM khởi kiện ông Nguyễn Phước Thịnh (ca sĩ Noo Phước Thịnh - bị đơn) vì vi phạm bản quyền.

    Cụ thể, hhạc sĩ Zack Hemsey là chủ sở hữu tác phẩm, bản ghi âm The Way được công bố lần đầu tiên tại Mỹ. Trong phân cảnh từ khoảng phút 6:05 đến 7:30 của MV Chạm khẽ tim anh một chút thôi do ca sĩ Noo Phước Thịnh là chủ sở hữu đã cắt xén, sử dụng tác phẩm The Way đang được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan của nhạc sĩ Zack Hemsey để làm nhạc nền cho phân cảnh tai nạn xe hơi của các diễn viên.

    Nhạc sĩ Zack Hemsey khẳng định rằng việc sử dụng tác phẩm này hoàn toàn không có sự cho phép của ông. Do đó, hành vi này đã ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp tới sự toàn vẹn của tác phẩm. Mặt khác, việc này xâm phạm đến quyền độc quyền cho phép người khác khả năng thương mại tác phẩm của ông.

    Do đó, phía nhạc sĩ Zack Hemsey yêu cầu Noo Phước Thịnh:

    Chấm dứt ngay và xóa vĩnh viễn MV Chạm khẽ tim anh một chút thôi có sử dụng tác phẩm/ bản ghi âm The Way khỏi tất cả các phương tiện lưu trữ, các trang mạng và bất kỳ phương tiện nào mà công chúng có thể tiếp cận;

    - Bồi thường thiệt hại với tổng số lên tới 850 triệu đồng, gồm:

    + Bồi thưởng về vật chất 500 triệu đồng;

    + Bồi thường thiệt hại tinh thần 50 triệu đồng;

    + Thanh toán chi phí thuê luật sư 300 triệu đồng;

    - Công khai xin lỗi nhạc sĩ Zack Hemsey trên báo điện tử VnExpress.net và trên ít nhất ½ trang giấy ba kỳ liên tiếp của Báo Tuổi trẻ về các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

    Vụ việc này lại khiến chúng ta nhớ lại một tranh chấp tương tự của ca sỹ Bảo Anh trong MV Sống xa anh chẳng dễ dàng diễn ra cách đây không lâu. Cụ thể, e-kip MV này đã thêm đoạn nhạc từ hai bản hoà âm Icarus và Glimmer Of Hope của nhà soạn nhạc phim Ivan Torrent vào MV mà không mua tác quyền. Sau khi MV dính vi phạm, phía Bảo Anh nhận được một thư điện tử từ phía công ty Epic Elite đại diện cho Ivan Torrent, thông báo số tiền phạt cộng với số tiền mua tác quyền lên đến 10.000 EUR, tương đương 270 triệu đồng. Tuy nhiên, sau quá trình thương lượng, cuối cùng công ty Epic Elite và Ivan Torrent đi đến quyết định cuối cùng là lấy tiền bản quyền của 2 ca khúc trên với giá trị 100 triệu đồng và phía Bảo Anh không cần phải đóng phạt 270 triệu.

     

    Và, câu hỏi được nhiều người đặt ra qua vụ việc trên, đó là: Hành vi của các ca sỹ đã xâm phạm đến quyền gì? Trách nhiệm pháp lý có thể phải gánh chịu theo pháp luật Việt Nam ra sao?

    Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp mọi người làm rõ câu trả lời cho các thắc mắc trên.

    Trước hết, chúng ta cần hiểu sáng tác The Way là tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và bản ghi âm ca khúc sẽ được bảo hộ với danh nghĩa là quyền liên quan (tức phát sinh dựa trên tác phẩm gốc đó là sáng tác The Way) theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung 2009 (LSHTT) .

    Khoản 1 Điều 5 Công ước Bern 1979 về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật mà Mỹ và Việt Nam đều tham gia, quy định cụ thể như sau: 

    "Đối với những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các tác giả được hưởng quyền tác giả ở các nước Liên hiệp không phải là Quốc gia gốc của tác phẩm, những quyền do luật của nước đó dành cho công dân của mình trong hiện tại và trong tương lai cũng như những quyền mà Công ước này đặc biệt quy định."

    Ngoài ra, pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ mà cụ thể là Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 cũng đã nêu rõ đối tượng được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam được ghi nhận tại khoản 2 Điều 13 như sau:

    "Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên".

    Như vậy, việc khởi kiện về hành vi xâm phạm bản quyền của nhạc sỹ Zack Hemsey là hoàn toàn có căn cứ.

    Việc cắn xén ca khúc này và đưa vào MV của mình khi chưa được phép của tác giả/chủ sở hữu là đã vi phạm bản quyền theo các căn cứ cụ thể được quy định tại LSHTT:

    + Thứ nhất, khoản 5 Điều 28 LSHTT về hành vi xâm phạm quyền tác giả: Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    + Thứ hai, khoản 8 Điều 28 LSHTT về hành vi xâm phạm quyền tác giả: Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.

    + Thứ ba, khoản  Điều 35 LSHHT về hành vi xâm phạm quyền liên quan: Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

    Như vậy, hành vi mà Noo sử dụng tác phẩm The Way trong MV khi chưa có sự đồng ý của tác giả và cũng chưa mua bản quyền đã xâm phạm đến cả 02 quyền của tác giả:

    (1) Quyền nhân thân: Xâm phạm đến quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    (2) Quyền tài sản: Khai thác, sử dụng 1 phần tác phẩm mà không trả phí.

     

    Vậy, hành vi vi phạm trên có thể phải đối mặt với những trách nhiệm gì?

    LSHTT ghi nhận tại Điều 198 Quyền tự bảo vệ của thủ thể quyền sở hữu trí tuệ, theo đó chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

           * Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

           * Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

          * Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

           * Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Ở vụ việc này, nhạc sỹ Zack Hemsey đã chọn hướng xử lý kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết. Theo đó, Toà án có thể sẽ áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của nguyên đơn:

    1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

    2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

    3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

    4. Buộc bồi thường thiệt hại, gồm có:

    - Thiệt hại về vật chất: Nguyên đơn có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:

    +Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;

    + Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;

    +Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.

    - Thiệt hại về tinh thần: Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.

    - Chi phí thuê luật sư: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.

     

    Kết luận: Có thể thấy rằng đây là bài học cảnh tỉnh đối với cá nhân, tổ chức vô tình hay hữu ý "xài chùa" thành quả lao động nghệ thuật của người khác. Khi thế giới đang tiếp cận và xây dựng cách mạng 4.0 như hiện nay thì các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ luôn một trong những lĩnh vực cần quan tâm hàng đầu nhằm hướng đến mục đích bảo vệ trí tuệ, công sức sáng tạo của nhân loại một cách kịp thời, xứng đang. Do đó, chúng ta nên thực hiện vai trò chủ động nhận biết quyền sở hữu trí tuệ của mình và cẩn trọng mỗi khi chúng ta sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của bất kỳ chủ thể nào để tránh những rắc rối pháp lý về sau.

     

     
    8006 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504114   07/10/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Vấn đề vi phạm bản quyền âm nhạc trong showbit Việt luôn là một vấn đề nóng hổi và không có hồi kết. Trước Noo Phước Thịnh đã có rất nhiều ca sĩ đình đàm khác cũng dính phải lùm xùm kiện tụng liên quan đến vấn đề này như Sơn Tùng MTP, Mỹ Tâm, Tuấn Hưng, Tóc Tiên, Bảo Thy... Rõ ràng việc không tìm hiểu kỹ càng những quy định pháp luật về vấn đề bản quyền đã khiến cho không ít ca sĩ phải gỡ bỏ bài hát, bồi thường cũng như công khai xin lỗi người bị xâm phạm bản quyền. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của họ (những người luôn được coi là người của công chúng) trong lòng khán giả.

     
    Báo quản trị |  
  • #504562   13/10/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Trước đây có một vụ việc liên quan đến xâm phạm bản quyền mà mình biết là nhạc sĩ người Nhật Marika Takeuchi tố ca sĩ Vũ Cát Tương đã đạo nhạc cụ thể là trong bài Vết mưa. Cô nói có sự tương đồng giữa bản phối của Vết mưa và ca khúc Rain in the Park. Tuy nhiên phía ca sĩ Vũ Cát Tường đã đưa ra bằng chứng sáng tác xác đáng nên nhạc sĩ này đã công nhận rằng cô không đạo nhạc. Nên trong trường hợp này, phía ca sĩ Noo Phước Thịnh cần đưa ra những bằng chứng sáng tác như vậy thì mới may ra thắng được vụ kiện.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #504883   15/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Trong âm nhạc, việc các nghệ sỹ, nhạc sỹ có cùng ý tưởng là chuyện rất bình thường. Chúng ta không thể ngăn những người khác nhau có suy nghĩ giống nhau. Chỉ là nhiều trường hợp giống nhau quá, giống đến 100% dễ khiến người ta coi đó là đạo nhái. 

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #504899   15/10/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Ở đây việc kiện tụng vẫn đang trong quá trình tiến hành tố tụng nên việc xác định ai đúng ai sai còn cần thời gian giải quyết. Đứng trên phương diễn mỗi người thì họ đều có lí do để cho là mình đúng cả. Với người ngoài như mình thì chờ xem kết quả và xem như là một tư liệu trong quá trình học tập thôi.

     
    Báo quản trị |