Có giới hạn số lần mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải không?

Chủ đề   RSS   
  • #603506 23/06/2023

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1308)
    Số điểm: 10031
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 191 lần


    Có giới hạn số lần mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải không?

    Có quy định tối đa về số lần mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải không? Nếu không có quy định thì khi nào mới chấm dứt tổ chức phiên họp này? Có thể yêu cầu bỏ qua bước này không vì bên còn lại xin vắng mặt nhiều lần?

    Có quy định tối đa về số lần mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải không? Nếu không có quy định thì khi nào mới chấm dứt tổ chức phiên họp này?

    Hiện tại không có quy định về số lần mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên đây là công việc thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo điểm g Khoản 2 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 do đó việc tổ chức sẽ bị giới hạn trong thời gian chuẩn bị xét xử theo Điều 203, cụ thể:

    - Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

    + Đối với các vụ án tranh chấp về dân sự, tranh chấp về hôn nhân gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

    + Đối với các vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại, tranh chấp về lao động quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

    Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

    Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    Có thể yêu cầu bỏ qua bước này không vì bên còn lại xin vắng mặt nhiều lần?

    Theo Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải thì:

    - Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

    - Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

    +  Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

    + Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
    => Theo quy định trên thì việc hòa giải thực hiện trên tinh thành tự nguyên thỏa thuận của  các đương sự. Nếu bên còn lại đã không đến hòa giải hơn 2 lần thì đương sự có thể kiến nghị tòa án không tổ chức hòa giải nữa mà thực hiện xét xử. Khi đương sự đã đề nghị không tiến hành hòa giải thì Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải theo Khoản 2 Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

    Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!

     

     
    662 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận