I/ Về căn cứ pháp lý:
Luật đất đai 2013
Luât THADS 2008 và luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014
Nghị định 62/2015 hướng dẫn luật THADS
II/ Nội dung tư vấn:
Áp dụng Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định về “Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất”
-
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Áp dụng Khoản 1 Điều 90 Luật THADS 2008 quy định về “Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp”
-
Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
Áp dụng Khoản 1 Điều 24 của Nghị định 62/2015 hướng dẫn luật THADS quy định về “Kê biên tài sản để thi hành án”
1. Kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi kê biên tài sản, nếu có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.
Trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố cho người khác thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án; Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.
Như vậy, theo như trường hợp của bạn thì đã có bản án và cơ quan thi hành án đang tiến hành kê biên, xử lý tài sản.
Trong trường hợp này nếu bạn không đủ tài sản để thi hành án thì những tài sản đang thế chấp cũng sẽ bị kê biên, xử lý để thi hành án.
Như vậy, tài sản hiện đang thế chấp tại ngân hàng cũng đang thuộc diện bị rủi ro nên chiếm đa số là ngân hàng sẽ không cho bạn tiếp tục thế chấp. ( trừ khi bạn chứng minh được cho ngân hàng thấy rằng việc tiếp tục giải ngân tiền từ tài sản đang bị kê biên sẽ có lợi cho ngân hàng hoặc cho cả bạn).
Nếu sau đó mà bạn không thành công trong việc giải quyết nợ thì ngân hàng cũng “xong phim”.
HI vọng nhân được các bài viết đánh giá và bổ sung từ các anh/ chị/ em trong cộng đồng Luật để được hoàn thiện hơn.