Có được thay đổi yêu cầu ban đầu tại phiên tòa phúc thẩm dân sự?

Chủ đề   RSS   
  • #558593 26/09/2020

    hoamattroi9297

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2020
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 970
    Cảm ơn: 76
    Được cảm ơn 119 lần


    Có được thay đổi yêu cầu ban đầu tại phiên tòa phúc thẩm dân sự?

    có được thay đổi yêu cầu ban đầu tại phiên tòa phúc thẩm?

    Phiên tòa phúc thẩm - Hình minh họa

    Trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội thì có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc thay đổi mong muốn của người đã yêu cầu. Nếu trong trường hợp yêu cầu này phát sinh sau khi kết thúc phúc tòa sơ thẩm, thì có được quyền thay đổi yêu cầu ban đầu tại phiên tòa phúc thẩm không?

    Thay đổi yêu cầu ban đầu được hiểu như thế nào?

    Có thể hiểu thay đổi yêu cầu ban đầu là việc sửa đổi yêu cầu mà đương sự đã đưa ra ban đầu.

    Phiên tòa phúc thẩm có được thay đổi yêu cầu ban đầu không?

    Quy định pháp luật về tố tụng không quy định quyền yêu cầu thay đổi yêu cầu ban đầu của đương sự ở phiên tòa phúc thẩm. Mà chỉ quy định về quyền thay đổi yêu cầu ban đầu tại phiên tòa sơ thẩm và quyền kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm. Cụ thể theo điều 284 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc kháng cáo của đương sự:

    “Điều 284. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị

    1. Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật này thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.

    Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật này thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu.

    2. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.

    3. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.

    ….”

    Như vậy, đương sự không thể thay đổi yêu cầu ban đầu tại phiên tòa phúc thẩm. Trong trường hợp, bạn muốn thay đổi, bổ sung những yêu cầu khi đã kết thúc phiên tòa sơ thẩm thì bạn cần khởi kiện tại một vụ án khác đối với những yêu cầu đó. Tại phiên tòa phúc thẩm chỉ xem xét kháng cáo bản án quyết định tại phiên tòa sơ thẩm.

    Thời hạn kháng cáo

    - Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

    Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

    - Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.

    Căn cứ theo Điều 273 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

    Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 26/09/2020 09:37:48 SA
     
    1857 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoamattroi9297 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận