Có được sử dụng một tài sản bảo đảm cho hai khoản vay khác nhau không?

Chủ đề   RSS   
  • #610038 29/03/2024

    motchutmoingay24
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 2145
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 41 lần


    Có được sử dụng một tài sản bảo đảm cho hai khoản vay khác nhau không?

    Các biện pháp đảm bảo tài sản như cầm cố, thế chấp, ký quỹ,...đều cần một tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu giá trị tài sản lớn hơn mức tiền vay cần bảo đảm, thì tài sản đó có được tiếp tục dùng để bảo đảm cho một biện pháp bảo đảm khác không? 

    (1) Tài sản bảo đảm là gì?

    Theo Điều 295 Bộ Luật Dân sự 2015, tài sản bảo đảm được quy định như sau:

    - Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu

    - Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

    - Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

    - Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

    Hay trong Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản bảo đảm như sau:

    - Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

    - Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

    - Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

    - Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

    Có thể hiểu, tài sản đảm bảo là tài sản dùng để thực hiện hay đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ nào đó. Tài sản có thể là động sản, bất động sản, vật, giấy tờ có giá,...

    (2) Đăng ký biện pháp đảm bảo là gì?

    Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.

    - Sổ đăng ký là Sổ địa chính hoặc Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với biện pháp bảo đảm bằng tàu biển hoặc sổ khác theo quy định của pháp luật;

    - Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm là tập hợp các thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.

    (Khoản 2, 3 Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP)

    (3) Có được sử dụng một tài sản đảm bảo để bảo đảm cho hai khoản vay không?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 296 Bộ Luật Dân sự 2015, tài sản đảm bảo được quyền đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ khi:

    - Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Tuy nhiên việc này có các nguyên tắc sau:

    - Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

    - Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. 

    - Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.  Nếu các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

    (khoản 2 và 3  Điều 296 Bộ Luật Dân sự 2015)

    (4) Kết luận.

    Như vậy, pháp luật cho phép một tài sản đảm bảo cho hai khoản vay khác nhau với điều kiện:

    - Tài sản đảm bảo phải có giá trị lớn hơn tổng giá trị các khoản vay được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận.

    - Bên đảm bảo phải báo cho bên nhận đảm bảo sau biết tài sản đảm bảo cũng đang được bảo đảm các khoản vay khác, mỗi lần đảm bảo phải lập thành văn bản.

     
    147 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận