Có được phép ủy quyền nuôi con không? Thủ tục ủy quyền nuôi con thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #603168 09/06/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần


    Có được phép ủy quyền nuôi con không? Thủ tục ủy quyền nuôi con thế nào?

    “Ủy quyền nuôi con” đã bao giờ chúng ta nghe về khái niệm này hay chưa? Quy định pháp luật quy định như thế nào về việc ủy quyền nuôi con này và thủ tục ra sao? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Uỷ quyền nuôi con là gì? Pháp luật có cho phép ủy quyền nuôi con không?

    Uỷ quyền nuôi con là vấn đề mà khá nhiều người thắc mắc tuy nhiên pháp luật không có quy định cụ thể về thuật ngữ này. 

    Xét về mặt ngữ nghĩa, uỷ quyền nuôi con là việc cha mẹ uỷ quyền cho người khác thực hiện việc nuôi con hộ mình.

    Tuy nhiên, theo Điều 71  Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc nuôi con là quyền, nghĩa vụ của cha mẹ. Cả cha và mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng:

    - Con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

    - Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động cũng không có tài sản để tự nuôi bản thân mình.

    Như vậy, có thể thấy, nuôi con vừa là quyền vừa là trách nhiệm, gắn với bản thân cha và mẹ. Do đó, cha mẹ không thể uỷ quyền nuôi con cho người khác.

    Có thể hiểu rằng, “ủy quyền nuôi con” là việc một người/cặp vợ chồng… thay mặt nuôi dưỡng, chăm sóc con cái thay cho một cặp vợ chồng khác. Việc uỷ quyền này có thể có thù lao hoặc không có thù lao.

    Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái

    Căn cứ theo Điều 69  Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ: Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Đồng thời, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. (khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

    Sau khi ly hôn, cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ như sau:

    - Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. (Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

    - Căn cứ tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. 

    - Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. (khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

    Căn cứ theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

    Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

    Thủ tục uỷ quyền nuôi con năm 2023

    Chuẩn bị hồ sơ:

    - Giấy tờ của hai bên uỷ quyền: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn của cha mẹ với người được uỷ quyền; giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của vợ chồng bên uỷ quyền và giấy tờ chứng minh quan hệ cha mẹ con của bên uỷ quyền.

    - Giấy tờ về việc uỷ quyền: Tuỳ vào từng tình huống uỷ quyền mà chuẩn bị giấy tờ phù hợp. Ví dụ uỷ quyền quản lý tài sản cho con khi cha mẹ đi vắng thì cần có giấy tờ về tài sản như sổ đỏ hoặc sổ hồng, sổ tiết kiệm… nếu uỷ quyền về việc thay mặt cha mẹ trong vụ án của con thì cần có giấy mời hoặc giấy triệu tập…

    Hình thức thực hiện: Vì uỷ quyền là thủ tục mà không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Do đó, việc công chứng hoặc chứng thực sẽ do các bên quyết định.

     
    3010 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (30/06/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận