Có được lấy tinh trùng của người đã chết để thụ thai hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #473689 05/11/2017

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1442)
    Số điểm: 12086
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 209 lần


    Có được lấy tinh trùng của người đã chết để thụ thai hay không?

    Theo như mình tìm hiểu, chưa có quy định nào của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về việc lấy tinh trùng người chết để thụ tinh nhân tạo. Do đó, đã tạo ra các luồng quan điểm khác nhau (xét về góc độ pháp luật và đạo đức) đối với vấn đề này. Cụ thể:

    Quan điểm tán thành việc lấy tinh trùng của người đã chết (ở đây là người chồng) để thụ tinh nhân tạo: Để lấy tinh trùng từ tinh hoàn người mới mất, thời gian khuyến cáo là trong vòng 24 giờ (cá biệt, có thể trong vòng 36 giờ). Nếu tinh trùng lấy ra còn sống, có thể lưu trữ được trong vòng nhiều năm. Do đó, trong trường hợp người chồng mới mất, mà người vợ có nhu cầu lưu giữ tinh trùng để duy trì huyết thống thì vẫn có thể thực hiện được. Bởi vậy, đứng trên góc độ xã hội mà nói, việc này chẳng có gì sai cả, vì nó xuất phát từ nhu cầu của người sống muốn là muốn sinh con với người chồng đã mất.

    Quan điểm không tán thành việc lấy tinh trùng của người đã chết để thụ tinh nhân tạo: Vì người có tinh trùng đã mất nên không thể hiện được ý chí đồng ý hay không đồng ý việc cho lưu trữ và thụ tinh từ tinh trùng của họ. Do đó, nếu lấy tinh trùng mà trước đó họ chưa đồng ý là đã vi phạm pháp luật.

    Nếu giả sử được lấy tinh trùng của người đã chết để thụ tinh nhân tạo, thì đứa con được sinh ra sẽ gặp các vướng mắc về mặt pháp lý như sau: 

    Thứ nhất, về mặt con chung: Theo quy định tại Điều 88 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

    "1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

    Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

    Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

    2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định"

    Như vậy, nếu giả sử đứa con sinh ra sau 300 ngày thì sẽ như thế nào? Nó có được xác định là của người chồng đã mất hay không?

    Thứ hai, về người thừa kế: Theo quy định của pháp luật thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Do đó, đứa con được sinh ra sau này có quyền thừa kế đối với tài sản mà người bố của nó để lại hay không?.

    Và một vướng mắc là hiện tại, pháp luật Việt Nam cũng không cấm việc các bác sĩ hoặc cơ sở y tế thực hiện lấy tinh trùng hoặc trứng để trữ lạnh và thụ tinh sau này của người đã chết. Vậy việc lấy đó có bị xem là vi phạm hay không và hướng pháp nên đưa ra để giải quyết là gì?.

    Đây là những vấn đề mà mình thật sự rất thắc mắc, mong các bạn xem qua và có thể đưa ý kiến, cũng như quan điểm của các bạn đối với những nội dung trên.

     
    20807 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn minhpham1995 vì bài viết hữu ích
    sunshine19 (30/08/2019) ninh2407 (28/07/2018) trang_u (09/11/2017) ntdieu (08/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #483917   31/01/2018

    Theo cá nhân mình nghĩ trường hợp lấy tinh trùng từ ngừơi đã mất chỉ có trường hợp người chồng không may qua đời sớm khi 2 vợ chồng chưa sinh con hoặc người cho tinh trùng đồng ý cho tinh trùng góp vào ngân hàng tinh trùng trong bệnh viện, sau một thời gian nếu người này mất đi mà tinh trùng hiến tặng vẫn được cho đi và thụ thai thành thai nhi thì 2 trường hợp này không có gì phải lăn tăn chuyện thừa hưởng tài sản cả. Còn việc thụ tinh từ tinh trùng của ngừời đã mất mà người này không phải là chồng của người muốn mang thai đế suy nghĩ đến những chuyện sau này đứa bé ra đời và được hưởng tài sản của người có đã mất đó thì mình nghĩ cũng khá khó khăn để thực hiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #483922   31/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Mình nghĩ về mặt đạo đức xã hội và cả về mặt pháp luật thì không có cấm điều này. Vì mục đích của việc lưu trữ tinh trùng là nhằm duy trì nòi giống sau khi người chồng qua đời. Hơn nữa, xét về mặt quy định về pháp luật đúng là con sinh ra sau 300 ngày không được coi là coi chung của vợ chồng, nhưng trên thực tế, đứa bé này được gia đình và xã hội thừa nhận. Và nếu xảy ra vấn đề này thì mình nghĩ cũng ít có trường hợp liên quan đến tranh chấp về thừa kế.

     
    Báo quản trị |  
  • #483923   31/01/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Về Thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng của người chết, đặc biệt là chồng quá cố, là chủ đề tranh luận nóng bỏng ở nhiều quốc gia. Về mặt luật pháp, hiện một số nước như Anh, Bỉ, Hà Lan, Mỹ, Tây Ban Nha cho phép thực hiện. Những quốc gia “bật đèn xanh” đều ra nhiều quy định nghiêm ngặt để quản lý việc thực hiện thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng của người đã qua đời. Tại Mỹ, đây là một hoạt động khá phổ biến. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận ở nước này về lưu giữ tinh trùng sau khi qua đời là một nạn nhân tai nạn giao thông ở thành phố Los Angeles vào năm 1978. Hiện rất nhiều binh sĩ Mỹ trước khi lên đường sang làm nhiệm vụ ở Iraq hay Afghanistan đã “gửi gắm” tinh dịch ở các ngân hàng tinh trùng. Năm 2003, Ngân hàng tinh trùng California Crybank còn thông báo giảm giá 30% chi phí lưu trữ cho quá phụ của các binh sĩ tử trận. Tại Anh, từ năm 1990, luật cho phép dùng tinh trùng của người cha quá cố với điều kiện người này viết di thư yêu cầu. Nếu gia đình nộp đơn đề nghị trong vòng 42 ngày sau khi cha qua đời, người con sau đó được mang họ của cha nhưng không được công nhận là con “hợp pháp” (tức không được hưởng những quyền lợi về thừa kế, bảo hiểm...).Sau khi chính thức cấm từ năm 1994, việc thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng của người đã khuất là đề tài gây nhiều tranh luận tại Pháp. Giải thích về việc duy trì luật cấm trong phiên họp hồi đầu năm 2011, Bộ trưởng Y tế nước này khi ấy Xavier Bertrand nhận định: “Do hoàn cảnh mà mồ côi cha khi vừa chào đời khác với việc bị định sẵn mình là người mồ côi”.

    Mình còn nhớ cách đây 5 năm có trường hợp chị Dung ở Hà Nội sau khi chồng bị tai nạn chết 6 tiếng đã lấy tinh trùng của người chồng bảo quản trong vòng 3 năm, sau đó thì tiến hành thụ tinh và đẻ ra 2 bé trai tên là Đức và Hải. Sau đó thì cũng có nhiều tranh cãi về vấn đề này. Nhưng về gia đình của Chị Dung thì vẫn đón nhận hai bé và công nhận hai bé là cháu, là con của mình. Thực ra về việc này trên thực tế pháp luật dù có điều chỉnh nhưng cũng chỉ là mặt thủ tục thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #497705   24/07/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Thực tế thì việc cấy ghép tinh trùng không phải ngày một ngày hai và hơn hết là nó đòi hỏi những kỹ thuật và cả môi trường kèm với chất lượng của cả trứng lẫn tinh trùng của người đóng góp. Ý kiến này rất hay nhưng chất lượng tinh trùng thì mình thấy kể cả những người còn sống họ vẫn chưa chọn lọc được và tốn khá nhiều thời gian. 

     
    Báo quản trị |  
  • #497710   24/07/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Theo mình thì pháp luật không nên ban hành quy định về vấn đề này. Nếu đó là lựa chọn của người vợ, tức họ biết nếu làm vậy không mang lại lợi ích gì cho họ và con nhưng vẫn làm thì có thể thấy điều đó vì tình yêu thương với người chồng mà làm vậy, nhưng nếu pháp luật quy định công nhận người con đó là của người chồng đã mất thì thực tế sẽ lợi dụng quy định này để người vợ được nhận thêm phần thừa kế, nói chung sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề về tài sản...

     
    Báo quản trị |  
  • #497721   24/07/2018

    Xác định thời điểm 300 ngày tương đương với khoảng thời gian mang bầu tới lúc sinh. Nếu trong trường hợp 2 người đã ly hôn thì lấy khoảng thời gian đó để xác định. Nếu sau khi ly hôn và 2 vợ chồng vẫn sinh hoạt vợ chông với nhau, thì có thẻ xét nghiệm Gen AND, để xác nhận con chung. Còn việc chồng chết sau đó người vợ lấy tinh trùng mang đi lưu trữ thì tài sản thời kế vợ ở hàng thứ nhất sau khi chồng chết sẽ được nhận nếu không có thừa kế. Nếu người vợ lấy tinh trùng của người chồng đã chết thụ thai luôn thì vẫn trong vòng 300 ngày.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #497798   25/07/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Theo mình thì việc vợ lấy tinh trùng của chồng để duy trì huyết thống là điều bình thường và hoàn toàn phụ hợp thôi. Việc lấy trước tinh trùng để lưu trữ, bảo quản theo mình là việc hết sức bình thường. Và lúc người có tinh trùng lưu trữ còn sống, hẵn ý chí của họ cũng muốn như vậy và đa số mọi người chủ yếu là sợ không có ai giúp họ duy trì huyết thống thôi chứ chẳng ai lại từ chối việc đó cả.

    Đối với quan điểm của mình thì việc đứa con sinh ra từ tinh trùng của một người đã mất cũng không ảnh hưởng gì tới việc thừa kế cả. Nếu một người đã lường trước về vấn đề này thì họ có thể soạn sẵn trước di chúc để lại tài sản sao cho hợp lí đối với người sẽ nuôi con của họ. Và việc nuôi đứa nhỏ là huyết thống trong gia đình thì mọi người chắc hẳn ai cũng sẽ giúp đỡ thôi...

    Còn đối với việc xác định cha, mẹ cho con thì mình nghĩ nếu con sinh ra sau 300 thì vẫn có thể xác định cha của đứa bé cho bé theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Cụ thể, điều này quy định như sau:

    “Điều 90. Quyền nhận cha, mẹ

    1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.”  

    Theo đó thì đứa bé có thể nhận cha của mình, việc này là hoàn toàn phù hợp.

    Theo những gì mình phân tích trên thì mình vẫn nghĩ là việc cho phép mẹ nhận tinh trùng cuẩ người cha đã chết để sinh con là hoàn toàn phù hợp và nó cũng chẳng có gì phải quá lắn tăn cả bởi nếu người mẹ đã xác định sinh con trong trường hợp này thì hẵn họ cũng đã chuẩn bị hết tất cả những thứ cho đứa con sau này rồi, và đó cũng là việc mà công dân có thể lựa chọn giữa thực hiện và không thực hiện mà thôi....ĐIều này cần được tôn trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #497803   25/07/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Hiện tại, pháp luật Việt Nam cũng không cấm việc các bác sĩ hoặc cơ sở y tế thực hiện lấy tinh trùng hoặc trứng để trữ lạnh và thụ tinh sau này. Tuy nhiên, cũng không có hành lang pháp lý nào để đảm bảo việc thực hiện này. Vì vậy, cần có những quy định cụ thể và rõ ràng để điều chỉnh cho những quan hệ phát sinh sau này.

     
    Báo quản trị |  
  • #497936   27/07/2018

    Góp ý

    Theo mình câu chuyện cũng không có vấn đề gì phức tạp. Theo quy định thì trong các điều kiện chấm dứt hôn nhân có điều kiện là "tòa án tuyên bố người vợ hoặc người chồng chết" (cụ thể như thế nào nghiên cứu trong Luật Hôn nhân và gia đình). Thời điểm chấm dứt hôn nhân tương ứng với thời điểm tòa án ra văn bản tuyên bố người đã chết. Còn phía trên "Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân". Như vậy, nếu lấy tinh trùng của người cha thụ tinh trước thời điểm tòa ra quyết định công bố người cha đã chết thì người con sinh ra là con chung của vợ chồng dù người chồng đã chết. Còn vấn đề thừa kế, nếu người chồng không để lại di chúc thì người vợ và người con sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất (tuy nhiên phải đợi người con đủ tuổi thừa kế, nghiên cứu Luật Dân sự). Luật Việt Nam còn rất nhiều điều theo kiểu "cách diễn giải, cách hiểu và kết hợp". Rất cám ơn các bạn đã đọc

    Cập nhật bởi phammui16 ngày 27/07/2018 02:23:15 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #525812   18/08/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Pháp luật không cấm việc sử dụng tinh trùng của người chết để thụ tinh nhân tạo là cũng hợp lý, tôi không nói đến việc pháp luật quy định cần có sự đồng ý của người chồng, nhưng nếu trường người vợ muốn có  đứa con với chồng của mình thì cũng nên, vì để kiếm được 01 người vợ chung thủy với người chồng ngay cả khi người chồng đã nằm xuống là rất khó.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buiquangbinh071214 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/08/2019)
  • #525835   19/08/2019

    luatmanhtin
    luatmanhtin

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2018
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 73 lần


    Mình thì thấy vướng mắc pháp lý trong trường hợp này đã từng được báo chí đề cập tới khá nhiều lần (https://plo.vn/phap-luat/me-muon-thua-ke-tinh-trung-cua-con-808943.html) nhưng hiện nay các ý kiến tranh luận vẫn chỉ dừng lại ở quan điểm cá nhân chứ chưa có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này.

    Còn vấn đề mà bạn minhpham1995 băn khoăn liên quan tới việc nhận cha, mẹ cho con hiện nay đã được điều chỉnh bởi Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

    ·

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatmanhtin vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/08/2019)
  • #526649   28/08/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Để giải đáp vấn đề trên cần làm rõ 2 vấn đề. Vấn đề thứ 1: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân gia đình 2014: Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Như vậy, quy định xác định cha mẹ cho con chỉ khoanh vùng trong thời hạn 300 ngày kể từ khi cha hoặc mẹ qua đời. Tuy nhiên, việc lưu trữ tinh trùng lại có thể kéo dài đến hàng chục năm. Vậy những đứa trẻ ra đời sau 300 ngày từ khi cha mất có được công nhận hay không? Vấn đề thứ 2:  Theo căn cứ tại Điều 21, Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì khi người gửi tinh trùng, noãn, phôi bị chết, mà cơ sở lưu trữ nhận được thông báo khai tử từ gia đình người gửi, phải hủy tinh trùng, noãn, phôi của người đó. Trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và đóng phí lưu giữ. Tuy nhiên, luật không đề cập vấn đề giữ đến bao lâu, ai được quyền sử dụng và sử dụng bằng cách nào

     
    Báo quản trị |  
  • #526696   28/08/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Theo quan điểm cá nhân mình thì mình đồng ý việc lưu trữ tinh trùng của người chồng đã mất để có thể lưu trữ tại ngân hàng tinh trùng và khi người vợ có mong muốn nhu cầu sinh con cho người đã mất thì điều này vẫn hợp lý vì thực tế chuyện tưởng nhớ một người đã khuất và hình bóng người đó qua đứa con vẫn có thể được. Xét về góc độ pháp lý thì hiện chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, tất nhiên rằng không quy định thì mình vẫn có thể làm được, miễn sao không trái với pháp luật 

     
    Báo quản trị |  
  • #526876   30/08/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Hầu hết các nước trên thế giới không ủng hộ hoặc cấm việc lấy tinh trùng từ người chết nếu người này không có cam kết bằng văn bản đồng ý trước đó. Đây cũng là lý do mà trước nay ít có bệnh viện công nào ở Việt Nam thực hiện kỹ thuật này.

     
    Báo quản trị |  
  • #527184   31/08/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Đọc lại trường hợp này mình không rõ, nếu người chồng chết đột ngột, tất nhiên sẽ không có di chúc thì người vợ có quyền yêu cầu bệnh viện trích cất tinh trùng người chồng không? Vì đây là ý chí chủ quan của người vợ, nếu gia đình bên chồng không đồng ý thì sao? Trên thực tế hiện nay cũng có nhiều trường hợp người vợ đã làm như vậy nhưng hầu hết là gia đình và xã hội đồng thuận. Hiện luật vẫn chưa điều chỉnh đến những vấn đề này

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559744   30/09/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Rất cảm ơn bạn về chủ đề rất hay mà bạn đưa ra, nếu xét trong trường hợp trên, vậy khi đứa con sinh ra thì việc xác định cha cho con sẽ như thế nào, và trong trường hợp này, giả sử giữa người nhận tinh trùng và người đã chết chưa từng tồn tại quan hệ hôn nhân vậy thì việc hưởng thừa kế của đứa con khi sinh ra sẽ được xử lý ra sao khi người đã chết có tài sản để lại.

     

     
    Báo quản trị |