Có được dùng thẻ BHYT bị sai thông tin giới tính khi khám chữa bệnh không?

Chủ đề   RSS   
  • #599946 03/03/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Có được dùng thẻ BHYT bị sai thông tin giới tính khi khám chữa bệnh không?

    Liệu khi khám chữa bệnh có được dùng thẻ BHYT bị sai thông tin giới tính để thanh toán hay không? Đó cũng là thắc mắc của nhiều người. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

    Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được một số thông tin, bao gồm:

    Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế:

    - Họ và tên; giới tính; 

    - Ngày tháng năm sinh; 

    - Địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.

    Đồng thời,  căn cứ vào Điều 19 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:

    Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:

    - Rách, nát hoặc hỏng;

    - Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

    - Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

    Như vậy, trong trường hợp thẻ BHYT bị sai thông tin về giới tính thì được xem là thẻ không hợp lệ và sẽ không được thanh toán khi đi khám chữa bệnh. 

    Do đó, để được hưởng các quyền lợi của BHYT thì người dân cần phải làm thủ tục để điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT sao cho đúng với thông tin của mình.

    Thủ tục, hồ sơ điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT

    Căn cứ Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì hồ sơ để điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT do bị sai giới tính bao gồm:

    Thành phần hồ sơ

    Người tham gia:

    - Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

    - Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

    Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

    Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

    Nơi nộp hồ sơ: tại BHXH quận, huyện nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc đơn vị nơi đang làm việc.

    Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

    Như vậy, để điều chỉnh thông tin giới tính trên thẻ thì cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

    - Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người);

    - Thẻ BHYT cũ còn giá trị;

    - Một trong các giấy tờ sau: Giấy khai sinh, CMND, Sổ hộ khẩu (Bản sao).

     
    915 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận