Có được chấm dứt hợp đồng với người lao động bị nhiễm HIV?

Chủ đề   RSS   
  • #544674 29/04/2020

    tranhuyhoangsunrise

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Có được chấm dứt hợp đồng với người lao động bị nhiễm HIV?

    Hiện tại trong công ty tôi có 1 nhân viên bị nhiễm HIV ( chưa có giấy xác nhận chính thức)

    Đối với trường hợp này thì công ty có quyền cho nhân viên đó nghỉ việc không ?
     

     
    8678 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranhuyhoangsunrise vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #544678   29/04/2020

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Về vấn đề anh nêu, thì trường hợp này chưa đủ cơ sở để công ty anh đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật theo quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động 2012:

    "Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này".

    Nếu như việc mình đơn phương không thuộc vào những trường hợp theo luật định thì sẽ xem là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Đồng nghĩa với việc mình phải thực hiện các nghĩa vụ khi đơn phương trái pháp luật theo quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012.

    Về trường hợp này khá đặc thù, theo Ban hỗ trợ mặc dù quy định là như thế nhưng nếu được thì phía công ty và người lao động đó có thể thỏa thuận với nhau để chấm dứt hợp đồng một cách "êm đẹp". Dẫu biết rằng, căn bệnh này có thể lây lan qua đường máu, nếu làm những công việc tiếp xúc với máy móc nhiều thì có thể sẽ rất dễ lây nhiễm cho người khác. Nhưng đây không phải là cơ sở để mình có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng được. 

    Cho nên, vấn đề quan trọng nhất ở đây là cách xử lý mềm mỏng giữa công ty và người lao động này anh nhé. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #544921   30/04/2020

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Vấn đề này khá nhạy cảm, do đó công ty phải đưa ra lý do chấm dứt HĐLĐ hợp lý và đúng quy định; không thể lấy lý do chấm dứt vì người này bị HIV được. Việc chấm dứt này vừa không đảm bảo đúng lý do (dẫn đến đơn phương chấm dứt trái quy định); vừa phạm vào các hành vi bị cấm tại Điều 8 Bộ luật lao động 2012; gồm phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

     
    Báo quản trị |  
  • #545116   30/04/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Về vấn đề này thì tại Khoản 2 Điều 14 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định người sử dụng lao động không được có các hành vi với người lao động bị nhiễm HIV như sau:

    “[…] 2. Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây:

    a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;

    b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;

    c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;

    d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.”

    Như vậy, việc công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bạn vì lý do bạn bị nhiễm HIV là vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Với hành vi vi phạm này, công ty có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    “3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do nhiễm HIV;[…]”

     
    Báo quản trị |  
  • #546665   22/05/2020

    Về vấn đề này, theo quy định của pháp luật hiện hành, người sử dụng lao động không được phép có hành vi phân biệt đối xử với người nhiễm HIV (bao gồm: cho nghỉ việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc,...), do đó, bạn không thể cho người lao động nghỉ việc vì lý do nhiễm HIV.

     
    Báo quản trị |  
  • #546716   22/05/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Lao động 2012 thì hành vi phân biệt đối xử với người lao động bị nhiễm HIV là một hành vi bị cấm. Do đó, trường hợp công ty bạn không thể lấy ly do là người lao động bị nhiễm HIV mà buộc họ thôi việc. Trường hợp công ty bạn vẫn muốn chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động này thì bạn có thể tham khảo một số lý do và thời hạn báo trước theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2012.

     
    Báo quản trị |  
  • #549566   21/06/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    tranhuyhoangsunrise viết:

    Hiện tại trong công ty tôi có 1 nhân viên bị nhiễm HIV ( chưa có giấy xác nhận chính thức)

    Đối với trường hợp này thì công ty có quyền cho nhân viên đó nghỉ việc không ?
     

    Virus HIV thực sự nguy hiểm và hiện chưa có vắc xin cũng như thuốc đặc trị. Tuy nhiên việc này không đồng nghĩa những người nhiễm HIV cũng gây nguy hiểm cho những người xung quanh bởi vì HIV chỉ lấy qua 3 đường là quan hệ tình dục, từ mẹ sang con. Nếu người bị nhiễm và những người xung quanh hiểu và tránh 3 con đường này thì sẽ không có vấn đề gì.

    Bộ luật Lao động Việt Nam có những quy định bảo vệ người lao động trong đó có việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó, người sử dụng không được quyền đơn phương chất dứt hợp đồng lao động đối với người lao động bị không thuộc những trường hợp được pháp luật quy định. Cụ thể, tại Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định chi tiết các trường hợp mà người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

    “Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.”

    Như vậy, người bị nhiễm HIV không thuộc một trong những trường hợp trên vì thế người sử dụng lao động đương nhiên không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý dó này. Tuy nhiên, trong trường hợp một số công việc có thể gây ra xây xát, chảy máu (khinh vác, máy móc,…) có nguy cơ lây nhiễm cho những người lao động khác thì người sử dụng lao động có thể linh hoạt thỏa thuận với người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động hoặc bố trí công việc phù hợp hơn cho người lao động nhiễm HIV.

    Mặt khác, người bị nhiễm HIV có thể bị những đồng nghiệp khác kì thị, xa lánh vì thế để tốt cho cả đôi bên thì nên ngồi lại để tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả người lao động cũng như người sử dụng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #549656   22/06/2020

    maithithuyvan97
    maithithuyvan97
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2020
    Tổng số bài viết (251)
    Số điểm: 1641
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Nếu theo pháp luật quy định thì tại Điều 38, Điều 39 Bộ luật Lao động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của ngưofi sử dụng lao động; Những trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

    Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

    a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

    Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.

    2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

    3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.

    4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

    Theo đó, thì lý do theo vấn đề của bạn không được quy định cụ thể. Nhưng đó sẽ không phải là lý do để người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng dễ dàng. Vấn đề này thì vẫn có thể giải quyết theo tình hình thực tế sự thỏa thuận giữa hai bên.

     
    Báo quản trị |  
  • #549673   22/06/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    maithithuyvan97 viết:

    Nếu theo pháp luật quy định thì tại Điều 38, Điều 39 Bộ luật Lao động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của ngưofi sử dụng lao động; Những trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

    Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

    a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

    Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.

    2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

    3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.

    4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

    Theo đó, thì lý do theo vấn đề của bạn không được quy định cụ thể. Nhưng đó sẽ không phải là lý do để người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng dễ dàng. Vấn đề này thì vẫn có thể giải quyết theo tình hình thực tế sự thỏa thuận giữa hai bên.

    Mình thấy xã hội nay đã cởi mở, đón nhận những người bị nhiễm HIV tuy nhiên đâu đó vẫn còn nhiều người có suy nghĩ ác cảm, kì thị, xa lánh thậm chí là chửi rủa những người bị nhiễm HIV. Điều này cũng hiểu vì hiện nay vẫn chưa có loại vắc xin hay thuốc đặc trị nào cho loại vi rút này nên họ rất sợ bị lây nhiễm. Vì thế, việc đi làm mà phải chịu những ánh mắt kì thì, xa lánh của các đồng nghiệp khác thì thực sự  là cực hình.

     
    Báo quản trị |  
  • #549678   22/06/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Theo Khoản 2a Điều 14 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 quy định như sau:

    Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây:

    - Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV.

    Tức là công ty không được chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do NLĐ bị nhiễm HIV.

    Trường hợp công ty bạn vẫn muốn chấm dứt hợp đồng với NLĐ thì 2 bên có thể thỏa thuận hoặc áp dụng các trường hợp NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại Điều 38 Bộ luật lao động 2012 và phải đảm bảo thời gian báo trước căn cứ vào loại HĐLĐ.

    Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    - Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    - Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    - Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    - Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật Lao động.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #550305   28/06/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề có được chấm dứt hợp đồng với người lao động bị nhiễm HIV nêu trên, theo quan điểm cá nhân của mình thì doanh nghiệp chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động 2012. Ngoài ra,  pháp luật về lao động cấm những hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

     
    Báo quản trị |  
  • #551301   05/07/2020

    phamthiloan20081998
    phamthiloan20081998

    Female
    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2020
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động. 

    Đối với người sử dụng lao động việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động phải thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1, Điều 38, Bộ luật Lao động năm 2012 và phải tuân thủ quy định tại khoản 2 điều này về thời hạn thông báo trước, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ngoài các trường hợp được quy định sẽ bị xác định là chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. 

    Người lao động trong công ty bạn bị nhiễm HIV, chưa có giấy xác nhận chính thức không thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1, Điều 38, tức là không thuộc trường hợp để người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Pháp luật quy định như vậy là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động do sự bất cân xứng trong tương quan về quyền lợi và địa vị của người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy, trong trường hợp này, công ty không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ bị xem là trái quy định của pháp luật. 

    Tuy nhiên, vì đây là một trong những vấn đề nhạy cảm, có thể đem đến nhiều bất lợi cho công ty từ sức ép của những người lao động khác, cho nên công ty hoàn toàn có thể thương lượng với người lao động trong trường hợp này để đảm bảo cân bằng lợi ích của hai bên. Việc công ty tiến hành thỏa thuận là trên cơ sở tự nguyện, thiện chí của cả hai chứ không thể cưỡng ép trái với ý chí của người lao động. 

     
    Báo quản trị |  
  • #579109   31/12/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1197)
    Số điểm: 8760
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Pháp luật về lao động đã quy định rất rõ trường hợp nào được chấm dứt, thôi việc và trường hợp công ty bạn không thể lấy ly do là người lao động bị nhiễm HIV mà buộc họ thôi việc. Đây là một hành vi v phạm pháp luật về lao động do đó để bảo vệ quyền lợi của mình bạn nên thực hiện việc khiếu nại với họ và lên chánh thanh tra lao động để được xử lý

     
    Báo quản trị |  
  • #580823   27/02/2022

    Có được chấm dứt hợp đồng với người lao động bị nhiễm HIV?

    Theo quy định của bộ luật lao động hiện hành thì người sử dụng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động 2019 như sau:

    “a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

    đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

    e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

    g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động”.

    Trong trường hợp này nếu người lao động nhiễm HIV nhưng không thuộc những trường hợp trên thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu vẫn muốn chấm dứt thì sẽ thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do đó, nếu được hai bên có thể thỏa thuận việc cùng nhau chấm dứt hợp đồng lao động.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #580995   28/02/2022

    Có được chấm dứt hợp đồng với người lao động bị nhiễm HIV?

    Căn cứ Điều 36 Bộ luật lao động 2019 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

    đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

    e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

    g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

    Như vậy, người lao động nhiệm HIV không thuộc các trường hợp người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hđlđ.

     

     
    Báo quản trị |