Có được bán tài sản trả góp?

Chủ đề   RSS   
  • #559837 02/10/2020

    keobeo9297

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2020
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 26 lần


    Có được bán tài sản trả góp?

    co-duoc-ban-tai-san-tra-gop

    Trả góp - Hình minh họa

    Việc mua bán trả góp là việc thường xuyên xảy ra hiện nay. Nhưng trong quá trình trả góp thì người mua phát sinh nhu cầu bán lại tài sản trả góp. Vậy theo luật, việc bán món hàng trả góp này có đúng không?

    1. Mua trả góp là gì?

    Hiện tại trong luật chưa có định ngĩa về việc mua trả góp là gì. Ta có thể hiểu mua trả góp như sau:

    Mua trả góp (installment buying) là hợp đồng mua bán hàng hóa và tài sản trong đó người mua phải thanh toán một phần khi mua, phần còn lại sẽ được trả hàng tháng, bao gồm cả lãi suất.

    (Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

    Ví dụ: trên thực tế những tài sản thường được mua bán trả góp như: tivi, máy giặt, điện thoại, xe máy,…

    2. Có được bán tài sản trả góp?

    Việc người mua tài sản trả góp có được bán tài sản trả góp hay không phụ thuộc vào việc người mua trả góp có quyền sử sở hữu định đoạn tài sản trả góp. Theo quy định tại Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015 về hình thức mua trả chậm trả dần:

    “1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

    Theo quy định trên, ta thấy việc sở hữu của bạn đối với tài sản trả góp là việc thỏa thuận giữa người mua và người bán trong hợp đồng trả góp. Có thể xảy ra 02 trường hợp như sau:

    Trường hợp 1: Bên bán và bên mua không có thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua.

    Trường hợp này bên mua tài sản trả góp không được quyền bán, chuyển nhượng tài sản trả góp. 

    Trường hợp 2: Bên bán và bên mua có thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua

    Trường hợp này người mua sẽ được quyền bán tài sản thế chấp, nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện các điều khoản trong hợp đồng mua trả góp như trả tiền hàng tháng.

    Ngoài ra, trong trường hợp không có thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu hoặc trường hợp người trả góp chưa có quyền sở hữu với tài sản trả góp nếu có sự đồng ý của bên bán tài sản trả góp thì người mua cũng có quyền bán tài sản trả góp. 

    Cập nhật bởi keobeo9297 ngày 02/10/2020 01:22:10 CH
     
    1749 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn keobeo9297 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/10/2020) nguyenduchuy7578 (02/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận