Thứ nhất, về việc cổ đông sáng lập chỉ nắm giữa cổ phần ưu đãi quyết quyết mà không giữ cổ phần phổ thông có được không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì "Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần".
Do đó, theo quy định trên thì cá nhân,tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của Công ty cổ phần thì sẽ được coi là Cổ đông của công ty.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Do đó, đối với cổ đông sáng lập thì bắt buộc phải nắm giữ ít nhất một cổ phần phổ thông (nhưng phải đảm bảo tổng số cổ phần phổ thông mà các cổ đông sáng lập đăng ký mua ít nhất là 20% trên tổng số cổ phần phổ thông của Công ty).
Vì vậy, cổ đông sáng lập chỉ nắm giữa cổ phần ưu đãi quyết quyết mà không giữ cổ phần phổ thông thì sẽ KHÔNG đáp ứng điều kiện tại Khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014.
Lưu ý: Công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thì không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập. Trường hợp không có cổ đông sáng lập, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó. (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014).
Thứ hai, hiệu lực của cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết được tính từ khi nào?
- Cổ phần phổ thông: có hiệu lực kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bởi vì, trước khi là Công ty Cổ phần thì doanh nghiệp bạn vẫn là Công ty TNHH thì thì chưa tồn tại Cổ phần.
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. (Theo quy định tại Khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014).