Có điều gì xảy ra khi phán quyết của tòa án trái pháp luật.

Chủ đề   RSS   
  • #108228 06/06/2011

    holdmyhand606

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2011
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 10 lần


    Có điều gì xảy ra khi phán quyết của tòa án trái pháp luật.

    Chào mọi nguoi! mình băn khoăn tại sao quan tòa lại đưa ra phán quyết hoàn trái ngược với nguyen vọng của nguoi để lại DC. có ai có lời giai thích thích đáng ko?
     
     
    "Việc để lại di chúc đã có từ cách đây hàng ngàn năm. Thời đó, di chúc thường dành cho giới quyền cao, chức trọng với nội dung chủ yếu nhằm tránh cho con cháu những tranh chấp về quyền hành có thể đi đến chỗ đổ máu. Mãi sau này mới xuất hiện di chúc về việc phân chia tài sản và chỉ định người thụ hưởng. Mỗi di chúc có một nét đặc biệt, và đôi khi rất ngộ nghĩnh.


    Bản di chúc của triết gia Hy Lạp Aristote được viết vào năm 322 trước Công nguyên. Ông không trực tiếp gửi những lời di huấn cho người thân mà lại nhờ bạn bè thực hiện di ngôn của mình. Ông chỉ định một người làm giám hộ cho con gái mình; ông cũng ước muốn bạn bè trả tự do cho các nàng nô lệ của ông. Ngoài ra ông còn cẩn thận dặn dò từng chi tiết về lễ tống táng cho ông. 

    Vào thời chiến tranh cách mạng Hoa Kỳ, thống đốc Morris viết di chúc để lại phân nửa số tài sản khổng lồ cho bà vợ. Ông còn tỏ ra “ga lăng” một cách… ngược đời khi thêm vào một điều khoản là nếu bà vợ đi thêm bước nữa, bà sẽ được hưởng nốt nửa gia tài còn lại. Nhưng khi ông ta mất đi, ông tòa Patrick Henry, một người nổi tiếng là trực tính đã không chịu thi hành đúng di ngôn này. Herry phán quyết rằng, bà vợ ông Morris chỉ được hường gia tài của ông chồng nếu bà chịu ở góa còn nếu lấy chồng khác bà sẽ không được hưởng gì cả. Ông giải thích với bạn bè: “Tôi không thể chấp nhận chuyện một người phải nai lưng làm việc suốt đời để rồi bao nhiêu tài sản lại lọt hết vào tay vợ cùng một người đàn ông khác”.
    thank mọi nguoi!
     
    5023 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #108284   06/06/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Bạn đưa một tình huống xảy ra mãi tậm bên Hợp chủng quốc Huê Kỳ. Biết luật của người ta quy định thế nào? Phán quyết của ông Herry có phù hợp với quy định của pháp luật họ hay không? Luật họ có "văn minh" bằng luật mình hay không?... Vậy làm sao ai đó có thể giải thích nổi cho bạn.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #108402   06/06/2011

    holdmyhand606
    holdmyhand606

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2011
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 10 lần


    Nhưng con người ở đâu chẳng vậy chứ, cứ theo lý mà làm chứ. Thì em thấy vô lý nên hỏi mà.  Ông Herry phán quyết theo lý trí của riêng bản thân ông ấy.Anh ko giai thích thì đưa ra ý kiến thôi mà. Em thấy phán quyết này có vẻ "áp bức" quá ấy.
     
    Báo quản trị |  
  • #108414   06/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Phán quyết của họ có như thế nào chăng nữa, thì nó cũng phải dựa trên các quy định của pháp luật. Chắc là trong giai đoạn đó, thì luật pháp Mỹ cho phép Thẩm phán không tuân theo ý chí của người để lại di sản khi phân chia di sản thừa kế, nên ông Thẩm phán này có quyền như vậy. Chứ đường đường phán quyết về vấn đề di sản của một thống đốc bang quá cố mà lại làm ăn lung tung thì sao có thể chấp nhận được trong xã hội Mỹ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #108444   07/06/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Mình đã biết pháp luật của họ quy định như thế nào đâu mà nhận định ông thẩm phán vô lý được bạn. Biết đâu pháp luật của họ quy định như boyluat nêu, hoặc có thể luật pháp của họ không thừa nhận việc người để lại di chúc đưa ra một điều kiện có thể xảy ra trong tương lai thì sao.

    Cái phán quyết của ông thẩm phán nọ nếu so sánh với luật VN thì nó ngộ thật đấy. Nhưng đưa pháp luật của VN ra để giải thích cho trường hợp này thì đâu có phù hợp.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #108748   08/06/2011

    holdmyhand606
    holdmyhand606

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2011
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 10 lần


    Ah. Ý em vô lý là "nếu em là nguoi để lại di chúc thì e sẽ rất tức giận". Hi, em hơi "đoảng" chút!. Em đưa ra câu hỏi này do thấy có thể luật pháp bên đó có vẻ "khác nguoi" hoặc 1 số tiêu cực nào đó... Muốn xin ý kiến anh chị xem sao. Vì e chưa đủ trình độ cũng như hiểu biết để khẳng đinh điều này.
    Thanks everybody!
     
    Báo quản trị |  
  • #108833   08/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Ặc ặc, nếu khi đã có phán quyết của Tòa về phân chia di sản, thì bạn đã die rồi. Còn tức giận cái gì nữa !?

    Mà mỗi đất nước, mỗi thời kỳ, mỗi hoàn cảnh khác nhau, thì có các quy định pháp luật điều chỉnh khác nhau. Chúng ta không sống ở Mỹ vào giai đoạn đó, mà cũng chưa biết có tài liệu khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này thì sao có thể biết rằng nó là tiêu cực hay khác người hay không chứ !

    Giống như ngày xưa vậy, hình phạt rất dã man tàn bạo, nhưng đó là nhìn nhận theo góc độ của con người ngày nay. Nhưng ngày xưa có ai bảo đó là dã mãn tàn bạo đâu, họ vẫn thường xuyên dùng ở nhiều nơi, và ở một giai đoạn dài trong lịch sử đó thôi, có ai ý kiến ý cò gì đâu !

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |