Những ngày gần đây, sau loạt phóng sự của VTV và cơ quan CSĐT tỉnh Phú Thọ, sự việc về thầy hiệu trưởng trường Phổ thông nội trú Thanh Sơn có hành vi xâm hại tình dục đối với các nam học sinh của trường, dư luận đang rất bức xúc về vấn đề sự việc trên. Những chỉ trích, lên án không chỉ dừng lại đối với vị hiệu trưởng của trường mà còn nhắm đến các thầy cô giáo đang công tác giảng dạy tại trường này. Bởi qua lời kể lại của các nạn nhân, những lần xâm hại tình dục của thầy hiệu trưởng với các em, thầy hiệu trưởng đều yêu cầu các giáo viên gọi các em lên phòng làm việc của ông, sau đó ông mới thực hiện hành vi đồi bại. Tồi tệ hơn, sau những lần đó, theo lời kể của các em học sinh thì thầy cô đã trêu các em với những câu bông đùa thật sự đáng sợ… “Thầy có cho ăn kẹo mút không”.
Hành vi của các thầy, cô giáo trong lời kể của các em có dấu hiệu đồng phạm không?
Theo Khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015, thì đồng phạm bao gồm là:
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Trong trường hợp như lời kể của các em, các thầy cô giáo đã có hành vi gọi các em lên phòng thầy hiệu trưởng trong khi biết rõ lên đó thầy sẽ có những hành vi gì, thì hành vi này đã có dấu hiệu đồng phạm với người thầy kia với vai trò là người giúp sức. Và hoàn toàn có khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu như Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ có những chứng cứ sau quá trình điều tra.
Có dấu hiệu của hành vi không tố giác tội phạm
Cũng qua lời kể của các em, có thể có thầy cô gọi cho các em lên phòng thầy hiệu trưởng (hành vi này là đồng phạm như đã giải thích ở trên). Ngoài ra đối với những thầy cô biết sự việc mà im lặng, không tố giác ra các cơ quan chức năng cũng có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tộ không tố giác tội phạm quy định tại Điều 19 BLHS 2015.