Có cần chồng tôi đứng tên trong giấy khai sinh của con?

Chủ đề   RSS   
  • #7242 19/09/2008

    ngbinh

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có cần chồng tôi đứng tên trong giấy khai sinh của con?

    Tôi có chồng có một con gần 3 tuổi và hiện nay  tôi đang mang bầu con thứ hai nhưng chồng tôi nghi ngờ không phải con mình, chồng tôi đã xúc phạm tôi nên tôi quyết định ly hôn sau khi tôi sinh, tôi muốn khi tôi sinh con không cần cần chồng tôi đứng tên trong giấy khai sinh của con tôi vậy có được không? nếu được thủ tục đăng ký cho con tôi như thế nào?.

    Nếu như được thì khi ly hôn chúng tôi chỉ có một con chung, tôi vẫn có quyền nuôi đứa con đầu của tôi không?mong các luật sư tư vấn giúp tôi.
     
    6553 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #7243   19/09/2008

    minhhong08
    minhhong08

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2008
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào chị!

    Về thắc mắc của chị, tôi xin trả lời như sau:

    1. Về việc ly hôn:

    Theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.

    Với quy định nói trên, chỉ trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng mới bị hạn chế quyền yêu cầu xin ly hôn. Trong trường hợp này, tòa án sẽ không thụ lý đơn xin ly hôn của người chồng. Người chồng phải đợi đến khi người vợ sinh con xong và đứa trẻ trên 12 tháng tuổi mới được tiếp tục xin ly hôn.

    Tuy nhiên, quy định này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng, có nghĩa là nếu người vợ làm đơn xin ly hôn, mặc dù đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì tòa án vẫn thụ lý, giải quyết như những trường hợp bình thường khác.

    2. Về quyền nuôi con gái 3 tuổi:

    Căn cứ vào điều 92 – Luật Hôn Nhân Gia Đình: về nguyên tắc nếu con dưới 3 tưổi thì giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 9 tuổi thì phải căn cứ vào tình hình thực tế về điều kiện nuôi dưỡng tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con thuộc về cha hoặc mẹ. Trường hợp con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Về việc chồng chị không công nhận đứa con mà chị đang mang thai:

    Căn cứ vào điều 63 – Luật Hôn Nhân Gia Đình:

    Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Trường hợp cha đứa trẻ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và được tòa án xác định. Khi có kết luận của tòa án đứa con trên không phải là con của chồng chị thì chị được quyền đăng ký khai sinh cho con mà không cần để tên cha của bé (chồng chị).

    Đứa trẻ sinh ra được quyền có đầy đủ cha và mẹ (trừ trường hợp đặc biệt). Nếu đứa trẻ thực sự là con của vợ chồng chị thì mong chị đừng vì tự ái cá nhân mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi của con.

    Rất thông cảm với hoàn cảnh éo le của chi! Mong chi sớm vượt qua để hàn gắn hạnh phúc gia đình.

    Chào chi!

    Lsư. Võ Thúy Hằng.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: