Có bắt buộc khám sức khỏe cho toàn bộ người lao động?

Chủ đề   RSS   
  • #491843 15/05/2018

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Có bắt buộc khám sức khỏe cho toàn bộ người lao động?

    1. Công ty phải khám sức khỏe cho bao nhiêu phần trăm người lao động trên tổng số lao động của công ty thì đúng yêu cầu của luật quy định? Cụ thể: công ty có 6000 lao động thì phải khám sức khỏe ít nhất bao nhiêu người thì mới đúng yêu cầu của luật quy định? Vui lòng ghi rõ quy định tại văn bản luật nào?
     
    2. Có quy định nào về chất lượng sức khỏe người lao động như thế nào là đạt yêu cầu không? Số lượng người lao động đạt sức khỏe loại I, II, III, IV là bao nhiêu thì đúng yêu cầu của luật quy định? Vui lòng ghi rõ quy định tại văn bản luật nào?
     

    Căn cứ Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

    Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

    1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

    2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

    ...

    Như vậy, toàn bộ người lao động đều phải được khám sức khỏe chứ không tính theo tỷ lệ.

    Hiện nay cũng không có quy định nào về "về chất lượng sức khỏe người lao động như thế nào là đạt yêu cầu hay Số lượng người lao động đạt sức khỏe loại I, II, III, IV là bao nhiêu thì đúng yêu cầu của luật quy định"  

    Vấn đề là người sử dụng lao động phải bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và và khả năng của người lao động.

    Bên cạnh đó:

    - Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ (khoản 1 Điều 163 Bộ luật lao động 2012)

    -  Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi (khoản 3 Điều 167 Bộ luật lao động 2012) , trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Nghị định 39/2016/NĐ-CP

    - Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. (khoản 2 Điều 155 Bộ luật lao động 2012)

     

     
    4482 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận