Có bao nhiêu Thẩm phán áp dụng được “lẽ công bằng” tại Bộ luật dân sự 2015?

Chủ đề   RSS   
  • #440547 04/11/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Có bao nhiêu Thẩm phán áp dụng được “lẽ công bằng” tại Bộ luật dân sự 2015?

    Theo Bộ luật dân sự năm 2015 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 thì thứ tự căn cứ để giải quyết một vụ việc dân sự đó là:

    1. Sự thỏa thuận.

    2. Văn bản pháp luật

    3. Tập quán

    4. Tương tự pháp luật.

    5. Án lệ

    6. Lẽ công bằng

    Như vậy, trong trường hợp không có sự thỏa thuận, cũng không có văn bản pháp luật điều chỉnh và cả tập quán, tương tự pháp luật cũng như án lệ thì khi xét xử một vụ việc dân sự, Thẩm phán sẽ dựa vào lẽ công bằng để giải quyết vụ việc đó.

    Nhưng nhiều người trong số đó có mình đang hoài nghi rằng giả sử có trường hợp đó xảy ra thì được bao nhiêu Thẩm phán áp dụng được cái gọi là lẽ công bằng vốn dĩ quá lý tưởng đựơc quy định tại Bộ luật dân sự 2015?

    Khi đọc quy định này tại Bộ luật dân sự 2015 thì mình chợt nhớ đến câu chuyện về Phiên tòa xét xử một vụ ăn trộm bánh mì ở New York năm 1935 mà mình từng chia sẻ cho các bạn Dân Luật, rồi cũng vội mừng vì dù sao trong văn bản quy phạm pháp luật cũng thừa nhận cái gọi là lẽ công bằng, nhưng còn công tác thực thi của những người làm công tác xét xử ra sao, có chấp hành cái gọi là lẽ công bằng không? Nếu không chấp hành thì ai là người có quyền xử lý những trường hợp đó?

    Đôi điều chia sẻ với các bạn.

     
    9295 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ntdieu (05/11/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #440638   05/11/2016

    Chào bạn. Theo mình nghĩ cái này là dựa vào niềm tin nội tâm của thẩm phán thôi ạ.  Cũng tại điều 45 của Bộ luật khoản 3 cũng đã xác định: " Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải phải được mọi người trong xã hội thừa nhận phù hợp với nguyên tắc nhân đạo không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó". Điều này cho thấy lẽ công bằng dựa trên niềm tin nội tâm của thẩm phán và và dựa trên lẽ phải đã được mọi người thừa nhận 

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #440686   07/11/2016

    Elviss.Khoi
    Elviss.Khoi
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 3545
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 115 lần


    Dear bạn,

    Theo mình nghĩ thì cái " lẽ công bằng " ở đây không có gì phải băn khoăn cả.

    Bởi lẽ đây là biện pháp " cuối cùng bất đắc dĩ ". Giả sử nếu không đưa ra quy định này thì sẽ giải quyết ra sao nếu có một vụ án dân sự mà không có thỏa thuận, không có văn bản pháp luật điều chỉnh, không có tập quán, không có tương tự pháp luật, cũng không có án lệ ? Sẽ để nó bế tắc ? nên mình nghĩ việc quy định về " lẽ công bằng " chỉ là một biện pháp phòng ngừa thôi. ít nhất có một căn cứ còn hơn là nói " vì không biết thẩm phán nào sẽ làm được " nên không quy định :D

    Có bạn nào có biết về vụ án nào mà không thể tìm ra căn cứ để giải quyết như trên không ?

     
    Báo quản trị |  
  • #454323   23/05/2017

    duy.khong.legal
    duy.khong.legal

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/05/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ở Anh, khi các vụ việc đi vào bế tắc thì sẽ được đưa ra tòa Công bình.

    Việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử ở VN, chứng tỏ tư duy nhận thức tốt và bắt kịp thời đại.

    Về cơ bản, áp dụng lẽ công bằng là mặc nhiên trao cho cá nhân thẩm phán, dựa trên hiểu biết, lương tri & kinh nghiệm, quyền đưa ra phán quyết về vụ việc.

    Điều duy nhất gây ra băn khoăn khi áp dụng lẽ công bằng ở VN, là việc nhánh tư pháp chưa bg độc lập. Do vậy thẩm phán bị quá nhiều nguồn tác động, dẫn đến quyết định của họ, nếu áp dụng lẽ công bằng, hoàn toàn có thể bị nghi ngờ.

    Để giải quyết được vđề này, chỉ có một biện pháp là cải cách tư pháp & trao lại quyền độc lập xét xử cho Tòa án như nó vốn có mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #454328   23/05/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Đối với hệ thống pháp luật của Việt Nam (na ná với Civil law) mà đưa một quy định cơ bản và đặc trưng của Common Law vào để áp dụng thì chả khác gì đánh đố các thẩm phán. Các thẩm phán cũng đau đầu, chả ai dáp áp dụng cái này.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #454333   23/05/2017

    f3ngohoang
    f3ngohoang

    Male
    Mầm

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2017
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 8 lần


    theo minh nghỉ các vị thẩm phán thướng áp dụng các biện pháp:  

    1. Sự thỏa thuận.

    2. Văn bản pháp luật

    3. Tập quán

    4. Tương tự pháp luật.

    5. Án lệ

     Các biện pháp trên thôi còn Lẻ công bằng không áp dụng.

    thường áp dụng Án lệ nhiều hơn nên có xu hướng các cty doanh nghiệp đầu tư mạnh mướn Luật sư thắng kiện cho bằng được để khỏi phiền phức về sao

     
    Báo quản trị |  
  • #454334   23/05/2017

    longofs
    longofs
    Top 500
    Male


    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2017
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 1890
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 47 lần


    Thẩm phán có chức năng "diễn giải" và "áp dụng" pháp luật mà không có chức năng "làm luật". (theo quan điểm cá nhân)

    Nên nếu áp dụng tại Việt Nam, căn cứ "lẽ công bằng" đứng dưới cùng cũng dễ hiểu thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #454335   23/05/2017

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần


    Câu hỏi là có bao nhiêu vị thẩm phán áp dụng, chắc sẽ không có câu trả lời cuối cùng đâu mà cũng chắc là chưa có ai áp dụng đâu. Đến án lệ chắc cũng đếm trên đầu ngón tay!

     
    Báo quản trị |  
  • #454483   25/05/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Đúng vậy, theo mình đây là một trong những giải pháp cuối cùng, do đó nó mang tính lý tưởng - đã là lý lưởng và hoàn hảo thì đâu dễ thực hiện và áp dụng cách xứng hợp. Câu chuyện này mang tính phụ thuộc vào thẩm phán xét xử mà thôi!

     
    Báo quản trị |  
  • #454486   25/05/2017

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Ở Việt Nam vừa rồi cũng có một vụ trộm ổ bánh mì đó thôi, lẽ công bằng ở Việt Nam mà nói cũng chỉ là quy định lý thuyết, trên thực tế thì ai có tiền người đó mới là người chiến thắng, từ trung ương đến địa phương ở đâu cũng vậy, tất nhiên cũng có những người thật sự công minh, nhưng cũng chỉ đếm được trên đầ ngón tay.

     
    Báo quản trị |  
  • #454524   25/05/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Quy định là quy định vậy thôi chứ cũng đường cùng bất đắc dĩ không thể áp dụng được quy định nào để giải quyết vụ việc nữa mới nhờ đến lẽ công bằng. Kể ra thì nó cũng tiến bộ, xét hết được mọi khả năng để xử lý các tình huống thực tế.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    145pct (12/06/2017)
  • #454548   25/05/2017

    thực sự thì 80-90% các vụ án đều áp dụng lẽ công bằng bạn nhé! Thực sự bản chất khi dắt nhau ra tòa thì đã tìm sự công bằng rồi mà ko áp dụng lẽ công bằng thì làm bằng gì? Mặt khác lẽ công bằng còn được thể hiện trong phần phán quyết của tòa, có thể bạn ít đọc bản án đó gọi là "xét thấy" , "xét công đóng góp của..." nên mới quyết định..., các mức bồi thường thế nào là thỏa đáng? nếu tòa không áp dụng lẽ công bằng?...Mọi phán quyết tất nhiên phải công bằng công tâm thì ng dân mới phục mà thấy  bạn đặt câu hỏi hơi buồn "ngủ"... cho tư pháp VN 

     
    Báo quản trị |  
  • #456270   06/06/2017

    Việc áp dụng lễ công bằng ở Việt Nam, vì không có luật pháp quy định thì lẽ công bằng dựa vào đâu, nhận thức hay lương tâm của người thẩm phán về sự cân bằng hay đó là những quy tắc của người thẩm phán đó đạo đức, tâm lý và niềm tin. Liệu áp dụng lẽ công bằng có gây ra trình trạng tùy tiện và lạm quyền và từ đó gây ra những oan sai không đáng có hay không.

     
    Báo quản trị |