Có bao nhiêu phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu? Hồ sơ kiểm tra như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #603820 06/07/2023

    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (441)
    Số điểm: 3804
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Có bao nhiêu phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu? Hồ sơ kiểm tra như thế nào?

    Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu là một các thức để cơ quan nhà nước kiểm soát được vấn đề an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài nhằm đảm bảo không có những sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm được lưu thông.
     
    Có bao nhiêu phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu?
     
    Hiện nay có 3 phương thức kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu, cụ thể như sau:
     
    - Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên: 
     
    Kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    + Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
     
    + Đã có 03 (ba) làn liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường.
     
    + Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
     
    - Phương thức kiểm tra chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm. Phương thức này áp dụng đối với mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    + Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó. (1) 
     
    + Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có). (2)
     
    + Có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất. (3)
     
    - Phương thức kiểm tra thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu. Phương thức này áp dụng đối với tất cả mặt hàng của lô hàng nhập khẩu trừ trường hợp phải áp dụng kiểm tra giảm và kiểm tra chặt.
     
    Lưu ý: Chuyển từ phương thức kiểm tra chặt sang phương thức kiểm tra thông thường trong các trường hợp sau đây:
     
    - Trường hợp (1), (2) sau khi áp dụng phương thức kiểm tra chặt 03 (ba) lần liên tiếp mà kết quả đạt yêu cầu nhập khẩu.
     
    - Trường hợp (3) khi có văn bản thông báo ngừng kiểm tra chặt của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương của Việt Nam.
     
    Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm những gì?
     
    * Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra giảm bao gồm:
     
    - Bản tự công bố sản phẩm.
     
    - 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp.
     
    - Trong trường hợp sản phẩm có nguồn gốc thủy sản và động vật trên cạn, trừ các sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính).
     
    * Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra thông thường và phương thức kiểm tra chặt bao gồm:
     
    - Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu quy định.
     
    - Bản tự công bố sản phẩm.
     
    - 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính).
     
    - Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list).
     
    - Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.
     
    Trên đây là một số nội dung liên quan đến kiểm tra thực phẩm nhập khẩu.
     
    322 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận