Chào bạn!
Việc xếp chuyển lương đối với các chức danh quản lý của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu thì thực hiện theo Nghị định 51/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, nghị định này đã hết hiệu lực thi hành. Hiện nay, việc xếp chuyển lương này thực hiện theo nghị định 49/2013/NĐ-CP và Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH.
Theo đó, nguyên tắc tại khoản 4 điều 3 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH:" 4. Việc chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định sang thang lương, bảng lương do công ty xây dựng phải căn cứ vào chức danh, công việc người lao động đảm nhận. Đối với người có thành tích, cống hiến, đóng góp nhiều cho công ty, khi chuyển xếp lương nếu có vướng mắc thì xem xét, xử lý riêng từng trường hợp cụ thể".
Và theo quy định tại khoản 6 điều 11 Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH:"
6. Chế độ phụ cấp chức vụ
a) Phụ cấp chức vụ được áp dụng đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng (ban) trong trường hợp công ty quy định Trưởng phòng, Phó trưởng phòng (ban) hưởng lương chuyên môn, cộng phụ cấp chức vụ.
b) Công ty đánh giá yếu tố phức tạp công việc của chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng theo Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này, so sánh tương quan với công việc chuyên môn, nghiệp vụ để xác định mức phụ cấp, bảo đảm cao nhất không vượt quá 15% mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất trong bảng lương của lao động chuyên môn, nghiệp vụ.
c) Phụ cấp chức vụ được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi thôi không giữ chức vụ từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp chức vụ."
Qua đó, nhận thấy
Căn cứ vào quy định nêu trên thì khi xếp chuyển lương phải căn cứ vào vị trí công việc của từng chức danh, không cộng phụ cấp khác.-
Luật sư: Âu Quang Phục
Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...