Chuyển từ đơn vị sự nghiệp có thu sang công ty cổ phần

Chủ đề   RSS   
  • #537554 20/01/2020

    hoangleminh111
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (146)
    Số điểm: 3673
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Chuyển từ đơn vị sự nghiệp có thu sang công ty cổ phần

    Đơn vị sự nghiệp có thu khi chuyển sang cổ phần thì tiến hành theo hình thức nào? Nhân sự trong đơn vị tổ chức ra sao?
    Liệu khi UBND tỉnh ra quyết định cổ phần theo lộ trình thì đơn vị có thể cổ phần bằng cách góp vốn từ cán bộ, công nhân viên trong đơn vị được không?
     
    1060 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangleminh111 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #537559   20/01/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Về việc sắp xếp nhân sự trong việc chuyển đơn vị sự nghiệp thành doanh nghiệp thì sẽ do thủ trưởng đơn vị thực hiện, chỉ đạo thực hiện - thông qua phương án sử dụng lao động. Phương án sử dụng lao động thì sẽ xây dựng theo mẫu kèm văn bản sau, anh có thể xem để có thêm thông tin:

    Thông tư 35/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo Quyết định 22/2015/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành (phụ lục I).

    Về cơ bản thì đơn vị sẽ phải xem xét đến toàn bộ NLĐ trong đơn vị (NLĐ được hiểu là cả viên chức, công chức, NLĐ theo HĐLĐ), xác định xem ai sẽ được giữ lại, ai sẽ phải mất việc, bố trí vị trí cụ thể ra sao... Và thông thường thì ai làm việc gì sẽ tiếp tục làm việc đó nếu vị trí này vẫn còn tồn tại, phần công việc dôi dư thì hoặc là bố trí làm việc khác hoặc là bị mất việc và hưởng chế độ mất việc...

    Còn về việc huy động vốn như thế nào - chào bán cho đối tượng nào, nhà đầu tư chiến lược được nhắm đến là ai ... - thì sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định (là thủ tướng, là các Bộ, chủ tịch UBND tỉnh ...). Tuy nhiên, ý định rằng chỉ bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị thì rất khó khả thi, bởi lẽ số vốn cần huy động của mỗi đơn vị là không nhỏ, gần như chắc chắn là những NLĐ trong công ty sẽ không đủ khả năng để đóng góp.

    Hơn nữa, mỗi phương án chuyển đổi đều có nhà đầu tư chiến lược, và nhà đầu tư chiến lược này sẽ phải là người/tổ chức có năng lực tài chính, chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với đơn vị sự nghiệp; và nhà đầu tư chiến lược này gần như chắc chắn không phải là cá nhân trong đơn vị sự nghiệp (bản thân mỗi cá nhân rất khó có thể phù hợp với điều kiện này).

     
    Báo quản trị |